Tiếng Việt Nam

Ký kết 12 thỏa thuận hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam - Sơn Đông

CMGPublished: 2024-03-19 09:56:17
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Ngày 13/3, “Hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc (Sơn Đông)” đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp từ hai phía. Tại Hội nghị, đại diện Bộ Công Thương Việt Nam và đại diện lãnh đạo tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) giới thiệu về các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư, kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc. Các đại biểu tham dự hội nghị đã chứng kiến Lễ ký kết 12 Thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Sơn Đông trong lĩnh vực thương mại và hợp tác đầu tư tại Việt Nam.

Điểm nhấn của hội nghị là chương trình kết nối giao thương với sự tham gia của 86 doanh nghiệp tỉnh Sơn Đông và 130 doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất, xuất, nhập khẩu, nông sản, thực phẩm chế biến, logistics, xây dựng… Tại đây, doanh nghiệp hai phía đã có cơ hội gặp gỡ, trao đổi trực tiếp về các vấn đề quan tâm, nhu cầu xuất – nhập khẩu từng mặt hàng cụ thể, qua đó tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư và góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam – Trung Quốc (Sơn Đông) ngày càng phát triển.

Các doanh nghiệp trao đổi về cơ hội hợp tác tại “Hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và kết nối giao thương Việt Nam - Trung Quốc (Sơn Đông)” ngày 13/3/2024

Đại diện ban tổ chức phía Việt Nam, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương Việt Nam) Vũ Bá Phú đánh giá, hội nghị lần này là dịp mở ra những cơ hội mới, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam và tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) tăng cường giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc ổn định, cân bằng, tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ song phương.

Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo, định hướng trực tiếp của Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt - Trung, đặc biệt là sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc vào tháng 10 năm 2022 và chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến Việt Nam vào tháng 12 năm 2023, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục được củng cố, tăng cường và bổ sung những định hướng chiến lược mới trong tương lai.

“Chương trình ngày hôm nay chính là một trong những hoạt động cụ thể hóa việc triển khai chỉ đạo của Lãnh đạo cấp cao hai nước về hợp tác thực chất sâu sắc hơn (1 trong 6 phương hướng hợp tác lớn được đưa ra tại Tuyên bố chung năm 2023). Đó là cùng nhau tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên, tạo động lực tăng trưởng mới cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước,” ông Vũ Bá Phú nói.

Sơn Đông là địa phương có quy mô kinh tế và dân số lớn (GRDP xếp thứ 03, dân số xếp thứ 02 Trung Quốc) là một thị trường đầy tiềm năng, đồng thời có vị trí địa lý ưu việt, mang tính kết nối toàn diện với khu vực phía Bắc của Trung Quốc và thế giới, có sự phát triển nổi bật với những chiến lược trọng điểm như phát triển xanh, xây dựng địa phương mạnh về kinh tế biển… Việt Nam là cửa ngõ kết nối Trung Quốc với các nước ASEAN theo cả hai hướng đường bộ và đường biển, có lợi thế cạnh tranh nổi bật, hội tụ các điều kiện trở thành điểm đến đầy lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút nguồn FDI thế hệ mới, đồng thời cũng là điểm đến tiềm năng trong qua trình dịch chuyển và tái cấu trúc chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn