Tiếng Việt Nam

Trung Quốc - Việt Nam hợp tác sâu sắc, cùng có lợi trong lĩnh vực chuỗi cung ứng

CMGPublished: 2024-04-11 16:13:06
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Trong 5 năm qua, Trung Quốc luôn là một trong những quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Chỉ riêng trong năm 2023, tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam đạt 4,47 tỷ USD, đứng thứ 4 trong tổng số nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam xét trên vốn đăng ký.

Đáng chú ý, dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể trong những năm gần đây, với số lượng các dự án lớn tăng lên rõ rệt. Bên cạnh việc đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống trước đây như nhà hàng, khách sạn, hàng tiêu dùng…, thời gian qua, nhà đầu tư Trung Quốc có xu hướng ngày càng ưu tiên các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất điện tử, vật liệu bán dẫn, chuỗi sản xuất thông minh…

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính Việt Nam, Cố vấn Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính, đã cùng chia sẻ với Đài chúng tôi quan điểm về vấn đề này. Ông cho rằng sự tham gia của các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng nhau, khiến nhiều người cho rằng hai nước có sự cạnh tranh trên phương diện chuỗi cung ứng. Nhưng trên thực tiễn thì các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp Việt Nam đang có những hợp tác sâu sắc, đem lại lợi ích cho cả hai phía như là đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu, tận dụng các lợi thế chi phí sản xuất, lợi thế về thuế quan từ những hiệp định thương mại tự do mỗi bên ký kết với các quốc gia khác trên thế giới, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh chỉ ra.

Hoạt động đầu tư hiện nay của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tập trung ở phía Bắc do khu vực này có kết nối tốt với lục địa Trung Quốc, thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu thô và dây chuyền sản xuất. Giá đất công nghiệp tại Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng cạnh tranh hơn nhiều so với giá đất công nghiệp ở Trung Quốc. Lương lao động phổ thông của Việt Nam, giá cả sinh hoạt ở Việt Nam, giá các loại dịch vụ, chi phí tuân thủ của doanh nghiệp tại Việt Nam cũng thấp hơn Trung Quốc nhiều. Việt Nam cũng có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư cao hơn Trung Quốc…

Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc gia có độ mở kinh tế lớn, mức độ hội nhập sâu sắc và toàn diện. Việt Nam đã ký kết và thực thi 19 Hiệp định Thương mại tự do, thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với khoảng 224 đối tác từ nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Hàng hoá Việt Nam khi thâm nhập vào các thị trường đối tác nói trên sẽ được cắt giảm thuế quan, không phải chịu hạn ngạch nhập khẩu.

Bản thân Trung Quốc có rất nhiều kinh nghiệm, đi trước Việt Nam và thế giới trong sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu. Khi các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được học hỏi, tiếp cận với các công nghệ mới nhằm nâng cao trình độ, đẩy nhanh quá trình hội nhập. Từ những điểm tương đồng trong phát triển kinh tế giữa hai nước, việc học tập từ các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn so với học hỏi từ các quốc gia khác trên thế giới. Song song với đó, các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ có thêm cơ hội cung ứng hàng hóa dịch vụ. Các ngành xây dựng, logistics, bất động sản,… cũng có thêm dư địa phát triển.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn