Tiếng Việt Nam

“Thịnh vượng chung” - mục tiêu xuyên suốt quá trình cải cách mở cửa Trung Quốc

CMGPublished: 2024-05-22 16:55:35
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Theo vị học giảnày, suy cho cùng, phân phối thu nhập chính là yếu tố căn bản nhất quyết định xã hội có khả năng phát triển theo xu hướng “thịnh vượng chung” hay không. Trung Quốc đã từng lâm vào tình trạng thu nhập bình quaân đầu người quá chênh lệch giữa các vùng miền, giữa thành thị với nông thôntỉnh thành. Trong giai đoạn tới, Trung Quốc sẽ hết sức chú trọng nhiệm vụ điều hoà, ưu hoá cơ cấu phân phối thu nhập, nhằm cân bằng thu nhập hợp lý, thoả đáng cho mọi đối tượng lao động. Chỉ có như vậy mới giảm dần được nhóm người yếu thế, mở rộng giai tầng trung lưu, thoát khỏi tình trạng phân cực, từng bước tạo dựng mô hình giai tầng “quả trám”. Khi đó, mục tiêu “thịnh vượng chung” sẽ đến gần hơn.

Thực hiện mục tiêu “thịnh vượng chung” là khát vọng và quyết tâm cao độ của Đảng, Nhà nước và toàn thể người dân Trung Quốc. Lộ trình hiện thực hoá “thịnh vượng chung” tới đây sẽ hội tụ nhiều cơ hội và thuận lợi, PGS. TS Phùng Thị Huệ đánh giá.

“Trung Quốc hiện đã cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả và tuyên bố giải quyết xong vấn đề nghèo đói trên phạm vi toàn quốc vào năm 2020. Đây là nền tảng hết sức vững chắc để Trung Quốc tiếp tục cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho đông đảo người dân, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn và khu vực kém phát triển,” chuyên gia Việt Nam cho hay.

Mấy chục năm qua, Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hoá, khoa học hiện đại, đang từng bước trở thành cường quốc văn hoá, giáo dục trên thế giới. Điều đó giúp đời sống văn hoá, tinh thần của người dân Trung Quốc ngày càng được nâng cao, phù hợp với nội hàm “thịnh vượng chung” được Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh: cùng giàu có về vật chất và cùng phồn thịnh về tinh thần.

Song vì “thịnh vượng chung” là mục tiêu dài hạn, nên chắc chắn Trung Quốc không khỏi đối mặt với nhiềucũng không ít các khó khăn, thách thứccần phải vượt qua. Chẳng hạn, như phát triển cân bằng vùng miền chỉ có thể đạt tới cục diện tương đối, chênh lệch thu nhập và phân hoá giai tầng chưa thể tháo gỡ triệt để trong thời gian ngắn, hay như việc thực hiệnmục tiêu “nhất thể hoá” chế độ an sinh xã hội toàn quốc còn phải trải qua nhiều giai đoạn điều chỉnh và hoàn thiện,...chưa thể thực hiện triệt để.

“Trong thời gian tới chắc chắn Trung Quốc sẽ nỗ lực triển khai và xúc tiến mạnh mẽ nhiều chính sách, ra sức tận dụng mọi cơ hội, khắc phục mọitrở ngại trên lộ trình tiến tới “thịnh vượng chung”. Nhiều tiêu chí “thịnh vượng chung” có khả năng trở thành hiện thực, nhưng cũng không ít tiêu chí phải chờ thời gian và nỗ lực nhiều hơn,” PGS. TS Phùng Thị Huệ nhìn nhậnkhẳng định.

Biên tập viên:Hạ Vi

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn