Hợp tác giáo dục Trung - Việt: Triển vọng phát triển rực rỡmạnh mẽ
Hợp tác giáo dục là một phần quan trọng trong các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam, giúp tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Trao đổi với Đài chúng tôi, Tiến sĩS. Trần Thị Thuỷ, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Nghiên cứu Văn hoá - Lịch sử Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, từ năm 1991 đến nay, mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa Trung - Việt đã không ngừng được mở rộng và phát triển.
Cụ thể, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác, như: “Biên bản hội đàm về hợp tác giáo dục Việt – Trung từ năm 1994 đến năm 1996”; “Tóm tắt đàm phán hợp tác giáo dục 1994 – 1996”, “Hiệp định trao đổi giáo dục 1997 – 2000”, “Hiệp định trao đổi giáo dục 2005 – 2009”, “Hiệp định trao đổi giáo dục 2011 – 2015”, “Hiệp định trao đổi giáo dục 2016 – 2020”, chủ yếu thể hiện ởqua việc các trường đại học gửi nhiều sinh viên quốc tế sang học tập trao đổi tại nước bạn.
Năm 2022, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định hợp tác về giáo dục. Hiệp định này đã đề cập nhiều nội dung hợp tác đa dạng và phong phú, đánh dấu sự phát triển hợp tác giáo dục giữa hai nước lên một tầm cao mới.
TS. Trần Thị Thuỷ, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Nghiên cứu Văn hoá - Lịch sử Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Trung Quốc
Một trong minh chứng quan trọng cho thành tựu hợp tác giáo dục giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong hơn 30 năm qua đó là quy mô lưu học sinh không ngừng gia tăng. Theo Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, năm học 2022 - 2023, có 23,570 du học sinh Việt Nam tới Trung Quốc học tập, trong đó có 1,657 người nhận học bổng chính phủ Trung Quốc, hơn 400 người nhận học bổng Giáo viên tiếng Trung Quốc quốc tế.
TS. Trần Thị Thuỷ đánh giá, hợp tác giáo dục vẫn sẽ là một trong những trọng tâm của quan hệ hợp tác ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tương lai, với triển vọng phát triển mạnh mẽ. Việc hợp tác giáo dục có mối quan hệ mật thiết với hợp tác ngày càng chặt chẽ về mặt kinh tế giữa hai nước. Việt Nam hiện là một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á, có rất nhiều các doanh nghiệp Trung Quốc đã đến Việt Nam đầu tư, thành lập nhà máy và hợp tác sản xuất các sản phẩm ở Việt Nam. Những doanh nghiệp này có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực địa phương biết tiếng Trung. Vì vậy cho nên làcảhai bên khi màthúc đẩy quan hệ hợp tác giao lưu về giáo dục sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế của hai nước ngày càng đi vào chiều sâu cũng như đạt được nhiều thuận lợi hơn.
Bên cạnh đó, hợp tác về giáo dục giữa hai nước tiếp tục sẽ phát triển hơn trong tương lai nhờ sự thuận lợi về kết nối đa phương thức giữa Việt Nam và Trung Quốc, không chỉ là các tuyến bay thẳng bằng đường hàng không mà đường bộ, đường sắt cũng ngày càng thuận tiện. Các tuyến đường cao tốc nối Việt Nam với Trung Quốc, đặc biệt nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh biên giới của Việt Nam giáp với Trung Quốc ngày càng được hoàn thiện. Quãng đường và thời gian di chuyển từ Hà Nội đến những địa phương này ngày càng được rút ngắn. Chẳng hạn như đi từ Hà Nội đến Lào Cai hiện nay chỉ mất có 4 tiếng, đi Hà Nội - Lạng Sơn cũng chỉ mất hơn 2 tiếng. Qua biên giới rồi thì những tCác tuyến đường như đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc… của Trung Quốc đang dần hoàn thiện và kết nối đến tận các địa phương biên giới. Các yếu tố như thời gian di chuyển và chi phí đi lại rất được cân nhắc khi sinh viên lựa chọn điểm đến du học. Kết nối thuận tiện về giao thông và sự gần gũi về khoảng cách địa lý chính là cơ sở thúc đẩy giao lưu giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc.