Tiếng Việt Nam

Học giả Việt Nam: Gói chính sách gia tăng trở thành động lực bên trong cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc hiện nay

CMGPublished: 2024-10-22 09:46:45
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Ngày 26 tháng 9, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức họp để phân tích, nghiên cứu tình hình kinh tế hiện nay, lập kế hoạch cho bước tiếp theo trong công tác kinh tế và đưa ra các gói chính sách gia tăng. Điều này đã thể hiện đầy đủ sự coi trọng cao độ đối với công tác kinh tế, cũng như thể hiện đầy đủ quyết tâm với sự tin tưởng vào thúc đẩy kinh tế tiếp tục phục hồi và tăng trưởng tốt đẹp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân. Tiếp đến ngày 29 tháng 9, đã triệu tập Hội nghị Thường vụ, tổ chức chuyên đề nghiên cứu công tác thực hiện cụ thể về các gói chính sách gia tăng. Có thể thấy đây là những biện pháp tiếp tục thúc đẩy sự phát triển ở Trung Quốc theo tinh thần tiếp tục cải cách sâu sắc toàn diện, thúc đẩy hiện đại hoá mô hình Trung Quốc, nhằm đẩy mạnh phát triển chất lượng cao.

Tình hình này của Trung Quốc đang thu hút được các giới trên thế giới quan tâm theo dõi, qua trao đổi, PGS. TS. Nguyễn Khắc Thanh, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam, đã đưa ra khái quát và nhận xét về việc đưa ra các gói chính sắc gia tăng.

PGS. TS. Nguyễn Khắc Thanh, nguyên Viện trưởng, Viện kinh tế chính trị học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Có thể thấy, gói chính sách gia tăng đã thể hiện được ba sự "coi trọng hơn nữa", chính là coi trọng hơn nữa chất lượng phát triển kinh tế; coi trọng hơn nữa vào việc hỗ trợ sự phát triển của kinh tế thực thể và sự phát triển lành mạnh của chủ thể kinh doanh; coi trọng hơn nữa sự trù tính phát triển chất lượng cao và an toàn mức độ cao. Việc hoạch định và vạch kế hoạch cho những chính sách này cũng thể hiện bốn “sự kiên trì”. Thứ nhất, kiên trì định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ mục tiêu cả năm, vận dụng tốt và đầy đủ không gian chính sách, nỗ lực khơi dậy tiềm năng phát triển lớn hơn. Thứ hai, kiên trì định hướng vấn đề, tập trung vào các chủ thể kinh doanh và các mối quan tâm của xã hội, bám sát các vấn đề khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội và trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp mạnh hơn nữa mang tính mục tiêu. Thứ ba, kiên trì các chính sách thực hiện có hệ thống, trù tính chung các chính sách trong các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tiêu dùng, đầu tư, bất động sản, thị trường chứng khoán, việc làm, sinh kế của người dân, tăng cường tính nhất quán theo định hướng trong chính sách vĩ mô, đồng thời tăng cường sức mạnh tổng hợp của chính sách. Bốn là, kiên trì sự kết hợp giữa ngắn hạn và dài hạn, trù tính làm tốt việc tiếp nối chính sách trong hai năm nay và năm tới, đẩy mạnh sự phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững của kinh tế, bảo đảm vững chắc cho việc thực hiện thuận lợi “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14”.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc

Như vậy, việc thực hiện một gói chính sách gia tăng là một công việc toàn diện và có hệ thống, phải nâng cao tính nhằm tới và tính chính xác, tăng cường tính hiệu quả và tính bền vững. Nói cụ thể gồm năm cái “nhằm tới”. Một là, nhằm tới áp lực làm suy giảm trong vận hành kinh tế, tăng cường điều tiết có lợi theo chu kỳ trong các chính sách kinh tế vĩ mô, mọi mặt đều phải duy trì mạnh mẽ bền vững. Thứ hai, nhằm tới những vấn đề về hiệu quả và nhu cầu trong nước không đủ, lấy chính sách gia tăng mở rộng nhu cầu trong nước để tập trung hơn nữa vào làm lợi hơn cho sinh kế của người dân, thúc đẩy tiêu dùng, tích cực phát huy vai trò đem lại từ việc đầu tư có hiệu quả. Ba là, nhằm tới những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng cường trợ giúp cho doanh nghiệp, ưu hoá thực sự cho môi trường sản xuất kinh doanh, giúp đỡ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Bốn là, nhằm tới sự suy yếu của thị trường bất động sản, áp dụng các biện pháp trong các chính sách mang tính đồng bộ, thúc đẩy thị trường bất động sản ngừng suy giảm và ổn định trở lại. Năm là, nhằm tới những vấn đề suy giảm của thị trường chứng khoán, đưa ra một loạt biện pháp có hiện lực và hiệu quả, nỗ lực thúc đẩy thị trường vốn.

Từ những nội dung trên cho thấy, xét ở góc độ vĩ mô, mặc dù trước bối cảnh trong nước và quốc tế diễn biến ngày càng phức tạp hiện nay, song với các gói chính sách gia tăng đó, hoạt động kinh tế của Trung Quốc nhìn chung ổn định, có tiến bộ. Việc hình thành lực lượng sản xuất chất lượng mới ngày càng nhanh, bảo vệ sinh kế của người dân không ngừng được củng cố, có những tiến bộ mới tích cực, ngăn ngừa, tháo gỡ rủi ro trên các lĩnh vực trọng điểm, phát triển chất lượng cao tiến triển theo chiều sâu, tình hình chung xã hội ổn định. Đây cũng chính là kinh nghiệm đối với các nước hiện nay, trong đó có Việt Nam.

Biên tập viên:Duy Hoa

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn