Bình luận: Sự phát triển hài hoà giữa con người và thiên nhiên mới là bảo vệ nhân quyền thực sự
Hiện nay đang là tuần nghỉ lễ vàng Quốc khánh Trung Quốc, nhiều khách du lịch đi tàu trên tuyến đường sắt Thanh Tạng đến Tây Tạng du lịch sẽ thấy rằng, khi tàu đi qua cầu lớn qua sông Thanh Thủy dài gần 12 ki -lô-mét ở vùng cấm Khả Khả Tây Lý , dưới cầu không có nước, chỉ có vùng đất hoang vu bạt ngàn. Mọi người sẽ không nén nổi mà hỏi: Tại sao đường sắt không xây trên mặt đất? Hoá ra, nhằm làm giảm bớt tác động và xáo trộn tối đa đối với môi trường sinh sống của động vật hoang dã, trên tuyến đường sắt Thanh Tạng đã xây nhiều cầu vượt, dành hơn 3.000 hành lang đi lại cho động vật hoang dã. Vì vậy, trên tuyến đường sắt Thanh Tạng, tàu hoả chạy trên cầu, động vật qua lại dưới cầu, không ai tác động tới ai, chung sống hài hoà, trở thành một cảnh quan đẹp.
Chính nhờ những nỗ lực bảo vệ môi trường này khiến số lượng của tuyệt đại đa số động vật hoang dã nằm trong danh sách bảo vệ tăng trưởng rõ rệt. Kết quả điều tra tài nguyên động vật hoang dã trên lục địa lần thứ hai của Trung Quốc cho thấy, Tây Tạng hiện có 1.072 loài động vật có xương sống hoang dã trên lục địa, là một trong những vùng có chủng loại động vật hoang dã nhiều nhất của Trung Quốc. Tính đến năm 2021, số lượng linh dương Tây Tạng đã từ tăng 70 nghìn con của thế kỷ trước lên hơn 300 nghìn con như hiện nay; Số lượng bò Tây Tạng hoang dã từ mấy nghìn con của thế kỷ trước tăng lên tới hơn 20 nghìn con; Số lượng sếu cổ đen từ chưa đến 2.000 con của thế kỷ trước tăng lên tới hơn 10 nghìn con; Hươu đỏ Tây Tạng từng bị cộng đồng quốc tế cho rằng đã tuyệt chủng, từ khi phát hiện chỉ có hơn 200 con đã tăng lên tới hơn 3.500 con ...
Cùng với số lượng các quần thể động vật hoang dã tăng lên, kinh tế xã hội của Tây Tạng cũng phát triển nhanh và toàn diện, đã xoá bỏ nghèo cùng cực mang tính lịch sử, cùng các địa phương trong cả nước thực hiện xã hội khả giả toàn diện, cuộc sống của người dân đã được cải thiện rất lớn, diện mạo của thành thị và nông thôn thay đổi chưa từng có, thực hiện kỳ tích “xuyên qua hàng nghìn năm chỉ trong mấy chục năm ngắn ngủi”.
Nhưng Trung Quốc không đánh đổi việc tăng nhanh phát triển Tây Tạng bằng cách hy sinh môi trường sinh thái, cũng không ngừng phát triển bảo vệ môi trường địa phương, mà còn đi trên con đường phát triển chất lượng cao phù hợp với thực tế của Tây Tạng. Với quan điểm phát triển “non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc”, Trung Quốc bảo vệ môi trường sinh thái của Tây Tạng, cũng bảo đảm hữu hiệu quyền sống và quyền phát triển của đồng bào Tây Tạng, cung cấp giải pháp Trung Quốc cho việc cân bằng giữa sinh thái và phát triển.
Về chiến lược phát triển của Tây Tạng cũng đặt tiền đề và nguyên tắc là bảo vệ sinh thái, cấm phát triển các ngành công nghiệp ô nhiễm cao, tiêu hao năng lượng cao như sản xuất giấy, hoá chất, v,v, ngăn chặn các dự án ô nhiễm nặng và phá hoại sinh thái lớn tại Tây Tạng. Chú trọng phát triển hàng thủ công dân tộc truyền thống và các ngành công nghiệp du lịch, văn hoá, công nghiệp sạch, năng lượng sạch, v,v, chuyển đổi tài nguyên ưu thế của vùng cao nguyên thành ưu thế phát triển chất lượng cao ngành công nghiệp vùng cao nguyên, hiệu quả và lợi ích phát triển từng bước được thể hiện.
Theo số liệu chính thức của Trung Quốc, tính đến năm 2020, Tây Tạng tổng cộng đầu từ 81,4 tỷ Nhân dân tệ vào lĩnh vực môi trường sinh thái. Chỉ trong thời gian “Quy hoạch 5 năm lần thứ 13” đã đầu tư 20,23 tỷ Nhân dân tệ, trọng điểm triển khai các dự án như trồng rừng, bảo vệ đất ngập nước, xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu bảo tồn, bảo vệ rừng tự nhiên, quản lý tổng hợp sinh thái thảo nguyên, phòng chống và kiểm soát sa mạc hoá, bảo vệ động thực vật hoang dã, v,v, nỗ lực tối ưu hoá ngôi nhà chung của động thực vật và nhân loại.
Dưới quan điểm phát triển như vậy, trong 10 năm qua kể từ Đại hội Đảng lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thu nhập khả dụng bình quân đầu người của người dân thành thị và nông thôn của Tây Tạng đã tăng lần lượt là 1,5 lần và gần 2 lần. Một phóng viên nước ngoài từng đến Tây Tạng cho biết: “Về lâu dài, Tây Tạng sẽ trở thành vùng đất quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ sinh thái và phát triển bền vững; Đối với cả thế giới, Tây Tạng sẽ trở thành một tấm gương.”
Thực ra, không chỉ ở Tây Tạng mà các nơi khác trên cả nước Trung Quốc, quan điểm phát triển bền vững non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc, trời băng đất tuyết cũng trở thành rừng vàng biển bạc đã đi sâu vào lòng người, trong khi phát triển và cải thiện dân sinh coi trọng việc bảo vệ môi trường, không những bảo vệ quyền sống và quyền phát triển của mọi người, còn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân đối với môi trường sinh thái tươi đẹp, thực hiện sự phát triển hài hoà giữa con người và thiên nhiên, đó là bảo vệ nhân quyền thực sự.
Biên tập viên:Kiều Quân