Chuyên gia Việt Nam đánh giá tích cực về kinh tế Trung Quốc, mong đợi hai nước tiếp tục đi sâu hợp tác
Kể từ khi Trung Quốc từng bước tối ưu hoá chính sách xuất nhập cảnh ngay từ đầu năm 2023, cửa khẩu biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nhộn nhịp trở lại, công dân hai nước Trung-Việt do từng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đã có thể đi lại tự do giữa hai nước. Các biện pháp hạn chế thông quan như kiểm dịch người dân và hàng hoá, cũng như nhiều biện pháp thông quan khác đã được dỡ bỏ theo đúng lịch hẹn. Với sự hoạt động trở lại tại nhiều cửa khẩu giữa hai nước Trung-Việt đã thúc đẩy lượng lưu thông hàng hoá đã tăng mạnh. TS Nguyễn Thị Khuyên, giảng viên Khoa kinh tế chính trị Học viện Báo chí và Tuyên truyền Việt Nam cho biết, các cửa khẩu hai nước Trung-Việt liên tục được nối lại có ý nghĩa quan trọng, không những tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước Việt-Trung, mà còn thúc đẩy sự phát triển hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực như thúc đẩy biên mậu, văn hoá, du lịch,v.v, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và doanh nghiệp hai nước.
TS Nguyễn Thị Khuyên, giảng viên Khoa kinh tế chính trị Học viện Báo chí và Tuyên truyền Việt Nam
TS Nguyễn Thị Khuyên cho biết, cùng với chính sách phòng chống đại dịch Covid-19 của Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh, sự phát triển mở cửa giữa hai nước Trung-Việt sẽ đón chào một làn sóng mới, mở ra cục diện mới cho sự thông thương và hợp tác giữa hai nước. TS Nguyễn Thị Khuyên cho biết, “Sau khi khôi phục thông quan cho hành khách, giá thành lưu thông phân phối hàng hóa xuất khẩu giảm mạnh, sẽ có tác động tích cực đến tỉ suất lợi nhuận gộp của ngành tiêu dùng, thực phẩm và chăn nuôi Việt Nam. Khi nhu cầu được phục hồi, doanh thu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng sẽ dần dần ấm lên. Ngoài ra, là thị trường hàng không lớn nhất của Việt Nam, sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, các ngành hàng không, du lịch của Việt Nam cũng sẽ sớm trở lại bình thường.”.
Hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư luôn là điểm sáng trong quan hệ hai nước trong những năm qua. TS Nguyễn Thị Khuyên cho rằng, mặc dù chịu sự tác động bất lợi của đại dịch Covid-19 trong suốt 3 năm qua, song kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Việt Nam không những không giảm mà vẫn tiếp tục tăng, kim ngạch thương mại hai nước đã tăng gần 20%. Tính riêng trong năm 2022, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục tăng cao, với 238 dự án đăng ký mới với tổng vốn đầu tư 1 tỷ 350 triệu đô-la Mỹ, Trung Quốc đã trở thành nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ tư của Việt Nam. Đây là những điểm sáng nổi bật trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước trong những năm qua, phản ánh tính ổn định và tính hiệu quả của hợp tác thương mại và đầu tư song phương trong những năm qua.
Bà Nguyễn Thị Khuyên cho rằng, với những thành tựu đạt được nêu trên, thương mại hai nước trong tương lai có viễn cảnh ngày càng rộng mở, quan hệ kinh tế-thương mại sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng phát triển to lớn: “Trước hết, kết cấu hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai nước có tính bổ sung cho nhau rất lớn. Chẳng hạn trong số các loại sản phẩm mà Trung Quốc nhập khẩu, chủ yếu là thủy sản, trái cây, cà-phê, sữa, sản phẩm sữa, sản phẩm ngũ cốc, v.v.., những sản phẩm này đều là những mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế xuất khẩu và còn không gian rất lớn để Việt Nam gia tăng hơn nữa tỷ trọng xuất khẩu; trong số các nhóm hàng xuất khẩu của Trung Quốc, nguyên phụ liệu sản xuất, máy móc thiết bị, nông sản ôn đới,v.v đều là những sản phẩm tương đối thiếu tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra, ưu thế về vị trí địa lý và vị trí hai nước đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước lựa chọn nhiều phương thức vận chuyển hàng hoá như đường biển, đường bộ, đường hàng không và đường sắt,v.v.. Hơn nữa, đầu năm ngoái, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực đã thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng đi vào chiều sâu, tiếp tục mang lại nhiều thuận lợi và cơ hội cho thương mại hai bên.”.
Biên tập viên:Sảnh Hoa