Tiếng Việt Nam

Bình luận: Bạn có dám làm bông hồng có gai như "Lưu Diệc Phi" không?

CMGPublished: 2024-09-09 17:02:53
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Mới đây, bộ phim truyền hình “Câu chuyện Hoa Hồng” rất hot của Trung Quốc đã được phát sóng trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam và trở thành một trong những bộ phim truyền hình được quan tâm nhất tại Việt Nam. Ngoài nhan sắc đỉnh cao của nữ chính Lưu Diệc Phi thì kỹ năng diễn xuất xuất sắc, xử lý thần thái tinh tế cùng khả năng khám phá sâu sắc thế giới nội tâm của nhân vật đã trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi của khán giả.

Nhắc đến Lưu Diệc Phi, cô không chỉ là “Thần tiên tỷ tỷ” trong lòng khán giả Trung Quốc mà còn là nữ diễn viên Trung Quốc quen thuộc với khán giả Việt Nam. Từ Tiểu Long Nữ trong "Thần Điêu Đại Hiệp ", đến Vương Ngữ Yên trong "Thiên Long Bát Bộ", rồi đến Lãnh Thanh Thu trong "Kim Phấn Thế Gia", cho đến những bộ phim trong mấy năm gần đây như "Mộng Hoa Lục", "Đi về nơi có gió", Lưu Diệc Phi đã chiếm được tình cảm của vô số người hâm mộ Việt Nam với hàng loạt vai diễn kinh điển.

Đặc biệt là bộ phim "Đi về nơi có gió" trước đó cũng được phát sóng trên kênh truyền hình vệ tinh tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam và đã đạt được thành tích ấn tượng. Có báo chí đưa tin, sau khi phát sóng, số lượng du khách Việt Nam đến Đại Lý, Trung Quốc du lịch tăng rõ rệt.

Trong "Câu chuyện Hoa Hồng", Lưu Diệc Phi đóng vai nữ chính Hoàng Diệc Mai, cô từ một người mới vào nghề trở thành đối tác kinh doanh khởi nghiệp, từ mối tình đầu ngây ngô đến bước vào hôn nhân, từ một cô gái ngây thơ trở thành bà mẹ đơn thân, va vấp vô số trên đường đời nhưng cô không bao giờ quay đầu nhìn lại. Lưu Diệc Phi nói rằng nhân vật này thể hiện những lựa chọn khác nhau mà phụ nữ hiện đại phải đối mặt khi theo đuổi tự do tinh thần, độc lập cá nhân và tình yêu hạnh phúc.

“Câu chuyện Hoa Hồng "được cải biên từ tiểu thuyết cùng tên của nữ tác giả Hồng Kông Diệc Thư. Diệc Thư với bút pháp tinh tế và kiên định của mình đã tạo nên một loạt phụ nữ giống như hoa hồng: độc lập về tài chính và không còn phụ thuộc vào đàn ông, tự do về mặt tình cảm, chủ trương bình đẳng và cùng có lợi trong tình yêu và phản đối sự hy sinh, không ngừng nâng cao phẩm chất cá nhân và sự trưởng thành của bản thân; không còn coi hôn nhân là mục tiêu cuối cùng.

Ý thức về nữ tính của Diệc Thư không nghi ngờ đã vượt quá giới hạn, bà đã mở ra cánh cửa vỡ lòng cho rất nhiều phụ nữ châu Á vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước. Một chủ đề mà bà đã thảo luận cách đây nửa thế kỷ vẫn còn gây được tiếng vang cho đến ngày nay: Làm thế nào một người phụ nữ hiện đại có thể bảo vệ và hoàn thiện bản thân trong tình yêu và hôn nhân?

“Hãy luôn làm theo những gì mà trái tim mình mách bảo, đừng gắn bó với bất kỳ ai hay bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn sẽ luôn là Hoàng Diệc Mai!” Độc lập, khôn ngoan, chung thủy trong mỗi một giai đoạn tình cảm nhưng đồng thời cũng cự tuyệt cái gọi là “tình yêu trên hết”, luôn chừa một khoảng trống cho riêng mình. Đây chính là điểm độc đáo của Hoàng Diệc Mai và chỗ thông minh nhất của Diệc Thư và đạo diễn.

Điều đáng tiếc là trên đời ai cũng yêu thích vẻ đẹp của hoa hồng nhưng ít ai chịu đựng được tâm hồn có gai của hoa hồng. Chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, phụ nữ châu Á thường có tính cách dịu dàng, hiền lành, giỏi nội trợ và được coi là những người vợ, người mẹ lý tưởng. "Câu chuyện Hoa Hồng" cho thấy sự chuyển hóa hình tượng phụ nữ trong phim truyền hình châu Á.

Từ những phản hồi trước đây của khán giả Trung Quốc khi xem "Câu chuyện Hoa Hồng", có thể thấy xu hướng nữ quyền: thế hệ trẻ chấp nhận những giá trị đa dạng và tôn trọng lối sống mà mỗi cá nhân phụ nữ lựa chọn; Phụ nữ chú trọng hơn đến nhu cầu tình cảm của mình, dũng cảm công khai thảo luận và tìm kiếm sự hài lòng; Ngày càng có nhiều tiếng nói kêu gọi thay đổi định kiến về giới truyền thống và trao cho phụ nữ nhiều không gian hơn để lên tiếng và ra quyết định.

Câu chuyện về hoa hồng "là một ví dụ điển hình cho sự trỗi dậy của sức mạnh phụ nữ và sự tự lập của các thành phần tri thức thành phố.

Tình yêu cần đến từ cả hai phía chứ không phải là bên này chịu đựng, nhường nhịn bên kia. Nếu không có bình đẳng và tôn trọng, tình yêu sẽ không thể kéo dài mãi được. Các cô gái châu Á, bạn có dám trở thành bông hồng diễm lệ nhưng có gai đó không?

Biên tập viên:Kiều Quân

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn