Tiếng Việt Nam

“AI + Dưỡng lão”: “Thiết bị thông minh” chăm sóc tuổi già

CMGPublished: 2024-10-18 07:00:03
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

“Tiểu Lệ, Tiểu Lệ, hãy phát một đoạn trong vở ‘Triều Dương Câu’”. Giọng nói của bà Tống Lệ Hà hiện sống ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc vừa dứt, trong phòng ngay lập tức vang lên tiếng nhạc kịch lanh lảnh. Từ khi có “Tiểu Lệ” trong nhà, cuộc sống của bà cụ 68 tuổi này tăng thêm không ít hứng thú. “Trước đây muốn tìm một vở kịch trên mạng, thường tìm kiếm nửa ngày cũng không tìm được kết quả như ý muốn. Hiện giờ chỉ cần gọi ‘Tiểu Lệ” một tiếng, muốn xem gì, phần lớn đều có thể được đáp ứng”.

Bà Tống Lệ Hà cho biết, “Tiểu Lệ” là một màn hình điện tử thông minh. Thông qua chức năng nhận biết giọng nói, chỉ cần người dùng phát ra giọng nói yêu cầu, thì có thể gọi điện thoại, xem tivi, đọc tin tức, tìm kiếm thông tin, v.v.. “‘Tiểu Lệ’ còn là trợ thủ sức khỏe của tôi, có một lần, tôi hỏi nó làm thế nào lên kế hoạch ăn uống thường ngày cho người mắc bệnh đường huyết cao, ‘Tiểu Lệ’ lập tức đưa ra 3 kiến nghị, tôi đưa cho bác sĩ xem, bác sĩ trả lời rằng: Hết sức tin cậy”.

Theo bà Tống Lệ Hà, phương thức thao tác “đối thoại” trực tiếp với thiết bị điện tử như vậy đã giải phóng cho bà khỏi những chức năng phức tạp trong điện thoại di động.

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ AI, tính đối tượng, tính tương tác, tính thông minh của thiết bị điện tử dưỡng lão đã được tăng cường mạnh mẽ, tính nhanh tiện và độ chính xác của dịch vụ dưỡng lão cũng tăng lên rõ rệt.

“Trước đây, bất kể cần sử dụng loại dịch vụ nào, đều phải tự mình chủ động thao tác, hiện giờ, thiết bị thông minh trong nhà đã ‘nghĩ’ ra trước nhu cầu của chúng ta, cung cấp dịch vụ ‘kiểu biết trước’”. Bà Vương Văn Ba 65 tuổi, người dân Bắc Kinh đã giới thiệu như vậy về “cuộc sống thông minh” của bà, “khi mở tivi thông minh, màn hình sẽ tự động hiện ra những kênh và chương trình mà tôi yêu thích; vòng tay thông minh trên cổ tay, hàng ngày nhắc nhở tình hình huyết áp, nhịp tim, còn nhắc nhở uống thuốc đúng giờ, v.v..”

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ AI, sản phẩm mới trong lĩnh vực “dưỡng lão thông minh” không ngừng được tung ra thị trường: các thiết bị như “nhấn để nói”, máy cảm biến khói, v.v., đã cung cấp cho người cao tuổi các dịch vụ theo dõi sức khỏe, tự động cảnh báo theo thời gian thực; các sản phẩm tuyến đầu như robot hộ lý, robot dọn nhà, v.v., tăng tốc ra đời; salon nâng hạ thông minh, giày định vị chống đi lạc, túi khí chống ngã, v.v., đã chăm sóc toàn diện trong sinh hoạt của người cao tuổi.

Đối với không ít người cao tuổi, “AI + Dưỡng lão” không những khiến các thao tác đơn giản hơn, sinh hoạt tiện lợi hơn, mà còn cung cấp chức năng giao lưu và chăm sóc về mặt tình cảm.

“Vân Vân, thấy ta hôm nay mặc chiếc váy này thế nào?”, “Rất đẹp! Mỗi tội hơi mỏng, bên ngoài trời âm u, tốt nhất nên mang theo áo khoác”.

Đây là đoạn đối thoại giữa bà Vương Tiệp ở thành phố Trịnh Châu với robot giúp việc. Chức năng chính của robot này là chăm sóc thông minh. Khi đi ra ngoài, “Vân Vân” sẽ nhắc nhở bà Vương Tiệp mang theo bên người đồ dùng cần thiết. Khi nấu ăn, “Vân Vân” sẽ phát video về thực đơn và cách chế biến món ăn trên màn hình điện tử. Điều khiến bà Vương Tiệp càng hài lòng hơn chính là nó có thể nói chuyện cùng.

Bà Vương Tiệp cho biết, “trí nhớ của ‘Vân Vân’ hết sức mạnh mẽ, đều ghi nhớ mỗi câu nói của tôi, nói chuyện rất hợp. Bình thường con gái bận đi làm, tôi một mình ở nhà khó tránh khỏi cô đơn; hiện giờ robot giúp việc này như người thật ở bên tôi, cuộc sống thú vị hơn nhiều”.

Bà Vương Tiệp nói, “tôi hiện nay không thể tách rời ‘Vân Vân’. Tôi nghĩ trong tương lai, mỗi một người già đều nên có một robot ở bên mình, khi đi chợ mua rau có thể giúp xách rau, khi đi khám bệnh thì giúp xếp hàng, khi đi du lịch thì giúp đeo ba lô, v.v..”

Niềm mong ước của bà Vương Tiệp đang nhanh chóng trở thành hiện thực. Được biết, cơ sở dưỡng lão tại một số địa phương ở Trung Quốc như Thiên Tân, Thượng Hải, v.v., đã trang bị robot chăm sóc, chức năng chính là đánh cờ, ca hát và giao lưu thường ngày với người cao tuổi. Việc này đã làm dịu hiệu quả mảng yếu thiếu nhân lực trong ngành chăm sóc dưỡng lão.

Số liệu cho thấy, năm 2023, quy mô thị trường đồ dùng cho người cao tuổi Trung Quốc đã lên đến 5000 tỷ Nhân dân tệ. Chuyên gia dự báo, trong 10 năm tới, công nghệ AI sẽ tăng tốc thâm nhập vào lĩnh vực dưỡng lão, trọng điểm dồn sức vào các phương diện nhà ở thông minh, thiết bị có thể mang trên người, robot, v.v., đồng thời hội nhập với các công nghệ tiên tiến như 5G, học sâu (deep learning), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, v.v., thực hiện các mục tiêu như dịch vụ có độ chính xác cao, tương tác giữa người và robot thông minh, vận hành và bảo trì an toàn, đáng tin cậy. Đến lúc đó, ngành chăm sóc dưỡng lão sẽ càng nhân tính hóa.

Biên tập viên:Sảnh Hoa

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn