“Chìa khoá vàng” mở ra chặng đường mới cải cách mở cửa và hiện đại hoá chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
Trong vấn đề hiện đại hóa quản trị quốc gia, Đảng Cộng sản Trung Quốc và đồng chí Tập Cận Bình đã định nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa với phương châm "trị quốc theo luật". Để thực hiện phương châm đó, Trung Quốc chú trọng việc quy phạm hóa, đồng thời đa dạng hóa hình thức tham gia quản lý kinh tế, nhà nước, văn hóa, xã hội của đông đảo quần chúng nhân dân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật; từng bước hoàn thiện chế độ, tăng cường sự giám sát của xã hội, giám sát của dư luận, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức thành viên trong xã hội, hướng đến tạo môi trường tốt hơn cho mục tiêu phát triển xã hội; uốn nắn, chấn chỉnh những biểu hiện sai lệch trong quản lý phát triển xã hội. Quản trị quốc gia toàn diện theo luật pháp là một nội dung trong bố cục chiến lược “bốn toàn diện” và là một trong “14 kiên trì” trong chiến lược căn bản của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đồng thời là một bộ phận cấu thành quan trọng trong bố cục tổng thể "năm trong một" của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới. Việc đẩy mạnh quản lý đất nước theo pháp luật một cách toàn diện trên cơ sở lý luận của quản trị quốc gia trong sự bảo đảm của pháp trị và trong quỹ đạo của pháp trị, tích cực đẩy mạnh nền dân chủ nhân dân xuyên suốt toàn quá trình, kiện toàn toàn diện hệ thống chế độ nhân dân là người làm chủ toàn diện, rộng rãi, gắn kết hữu cơ, thực hiện việc hiện đại hóa hệ thống quản lý và năng lực quản lý đất nước.
Những quan điểm quan trọng và yêu cầu thực tiễn của nền dân chủ nhân dân xuyên suốt toàn quá trình phát triển trong thời đại mới cùng với kiên trì thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, nhân dân là người làm chủ và quản lý đất nước dựa trên pháp luật một cách toàn diện đã liên tục được kế thừa và tiến cùng thời đại, luôn xuyên suốt trong quan điểm “nhân dân là cao nhất” và đã thể hiện sâu sắc bản chất nhân dân làm trung tâm. Điều này đóng góp chung cho thực tiễn quản trị toàn cầu trong thế giới hiện nay. Có thể nói vấn đề hiện đại hóa quản trị quốc gia, bao hàm quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện có ý nghĩa rất sâu sắc đối với vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình đổi mới toàn diện thể chế phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định.
Đảng Cộng sản hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều có sứ mệnh chung là lãnh đạo nhân dân lao động và toàn thể dân tộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đều có những nhiệm vụ lịch sử to lớn phía trước. Những tư tưởng của đồng chí Tập Cận Bình cùng với những thành tựu to lớn và những kinh nghiệm lịch sử trong công cuộc cải cách, mở cửa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam tham khảo, vận dụng sáng tạo để đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tiếp tục giành những thắng lợi to lớn hơn nữa, góp phần cùng với Trung Quốc khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới./.
Biên tập viên:Sảnh Hoa