Tiếng Việt Nam

Trung Quốc và Việt Nam hợp tác đổi mới giữa doanh nghiệp – trường đại học-cơ quan nghiên cứu, thúc đẩy việc làm chất lượng cao của sinh viên tốt nghiệp đại học

CRIPublished: 2022-07-06 13:11:14
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Mùa tốt nghiệp hàng năm lại đến, đây cũng là giai đoạn then chốt để xin việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học ở hai nước Trung-Việt. Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19, tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp ở hai nước đều không phải suôn sẻ. Trước vấn đề này, hai nước đã triển khai hợp tác dưới nhiều hình thức xoay quanh đổi mới giữa doanh nghiệp- trường đại học-cơ quan nghiên cứu, nhằm thúc đẩy việc làm chất lượng cao cho sinh viên tốt nghiệp đại học.

Chị Dương Lâm Nhuệ là nghiên cứu sinh thạc sĩ mới tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh về phương hướng nghiên cứu văn hóa Đông Nam Á, khi là sinh viên, Lâm Nhuệ học chuyên ngành tiếng Việt. Trong giai đoạn học thạc sĩ, hướng nghiên cứu của chị là giao lưu và quảng bá văn hóa giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, phân tích phương tiện truyền thông mạng và văn hóa mạng của Việt Nam, v.v. Trong thời gian học, nhà trường luôn khuyến khích chị đi thực tập và tìm kiếm phương hướng nghề nghiệp phù hợp chuyên ngành của mình. Kết hợp sở thích của mình, Lâm Nhuệ đã đến Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, Tân Hoa Xã và Công ty ByteDance để thực tập, mặc dù đã tích lũy được một số kinh nghiệm xã hội, song chị vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình xin việc.

Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có chặng đường cuối cùng suôn sẻ trước khi ra trường, nhiều trường đại học Trung Quốc, trong đó có Trường Đại học Bắc Kinh đã triển khai các hoạt động hướng dẫn việc làm dưới nhiều hình thức như phỏng vấn trực tuyến, tư vấn một một (1:1), hướng dẫn điều chỉnh tâm lý khi xin việc v.v. Chị Dương Lâm Nhuệ cho biết: "Trong quá trình xin việc, các thầy cô của Trung tâm Hướng nghiệp và Học viện Ngoại ngữ của trường đã giúp tôi rất nhiều. Từ những việc nhỏ như cung cấp phòng họp cho các cuộc phỏng vấn trực tuyến, hỗ trợ sửa hồ sơ và tổ chức các cuộc phỏng vấn mô phỏng ngoại tuyến với các nhóm không có người lãnh đạo, đến những hoạt động lớn như tổ chức nhiều cuộc họp tuyển chọn kép cấp trường và cấp học viện quy mô lớn, cung cấp dịch vụ tư vấn tìm việc chuyên nghiệp, v.v. Trung tâm hướng dẫn nghề nghiệp của nhà trường đã hỗ trợ tôi tham gia đợt tuyển dụng mùa thu, điều này khiến tôi cảm thấy tràn đầy sức lực!"

Để chia sẻ tốt hơn kinh nghiệm của mỗi nước về lĩnh vực này, mới đây, hơn 100 đại diện chuyên gia học giả của các trường đại học, doanh nghiệp cũng như giáo viên và sinh viên đến từ Trung Quốc và Việt Nam đã tụ họp theo hình thức trực tuyến, cùng thảo luận về hợp tác đổi mới giữa doanh nghiệp – trường đại học-cơ quan nghiên cứu, tìm cách xây dựng cầu nối việc làm của sinh viên tốt nghiệp giữa hai nước. Ông Tạ Thượng Quả, Hiệu trưởng Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây cho biết, quan hệ giao lưu, hợp tác gắn bó giữa các trường đại học Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả to lớn trong đào tạo nhân tài, nghiên cứu khoa học, kế thừa và đổi mới văn hóa, v.v. Các trường đại học và cao đẳng hai nước cần liên kết xây dựng cộng đồng giáo dục đổi mới và khởi nghiệp với quan niệm phát triển tương thông, chuỗi đổi mới hòa nhập và trao đổi nhân viên thông suốt, để cùng thúc đẩy việc làm chất lượng cao cho sinh viên tốt nghiệp.

Thanh niên là lực lượng chủ chốt thúc đẩy đổi mới và phát triển của hai nước Trung Quốc và Việt Nam, quan hệ hợp tác đổi mới giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng có nền tảng tốt. Các chuyên gia và doanh nhân Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được nhận thức chung, hai nước cần phải tiếp tục tăng cường hợp tác đổi mới và sáng tạo. Bà Nguyễn Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam cho biết, tuổi trẻ là trụ cột của hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Trong môi trường ngày nay, đổi mới sáng tạo là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và lớn mạnh của một quốc gia, hy vọng hai nước sẽ tiếp tục thúc đẩy và nâng cao niềm tin và động lực của thanh niên hai nước Trung-Việt khi hướng tới xã hội. Hiệu trưởng Tạ Thượng Quả cũng chỉ rõ, dưới sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và cải cách ngành nghề, làm thế nào để bồi dưỡng các thanh niên trong các trường đại học và cao đẳng có ý thức đổi mới, nâng cao khả năng ứng phó với những thách thức là một vấn đề mới cần phải suy nghĩ và là cơ hội mới cácthanh niên Trung-Việt trong thời kỳ mới cần phải nắm bắt.

Cuối cùng, dưới sự hướng dẫn và kiến nghị của các thầy cô giáo và các bạn, thông qua sự nỗ lực của mình, chị Dương Lâm Nhuệ đã tìm được công việc yêu thích của mình - Bộ phận Kỹ thuật Công nghệ của Công ty Tencent. Những năm gần đây, các đại gia công nghệ của Trung Quốc đã hợp tác nhiều với Việt Nam. Lâm Nhuệ đã nắm bắt cơ hội, vượt qua khó khăn và gia nhập công ty Tencent, phát huy giá trị của mình trong hợp tác đổi mới sáng tạo giữa mạng internet Trung Quốc và Việt Nam.

Biên tập viên:Dung Dung

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn