Tiếng Việt Nam

Học tập văn hóa Trung Quốc khiến tôi cảm nhận trực quan hơn về hiện đại hóa kiểu Trung Quốc

CRIPublished: 2022-11-14 10:00:50
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Mảnh đất rộng lớn của Trung Quốc có lịch sử lâu đời, nền văn hóa Trung Hoa sâu rộng đã thu hút những học giả Hán học và sinh viên trẻ trẻ từ khắp nơi trên thế giới không ngừng tiếp cận và khám phá sự phát triển và thay đổi của Trung Quốc.

Hiện nay, hiện đại hóa kiểu Trung Quốc là chủ đề được những bạn bè nước ngoài quan tâm nhất, hiện đại hóa kiểu Trung Quốc là gì, hiện đại hóa kiểu Trung Quốc có những biểu hiện cụ thể gì đã được các học giả và học sinh quan sát Trung Quốc rất quan tâm. Mới đây, "Hội thảo học giả thanh niên về Hán học 2022" đã khai mạc tại Chiết Giang, Trung Quốc. 15 học giả Hán học xuất sắc và 15 sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc đến từ 18 nước đã tụ họp tại đây thông qua khảo sát, trao đổi thực tế và đọa đàm thảo luận, để hiểu sâu hơn về lịch sử văn hóa Trung Quốc và Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, trong đó có chị Nguyễn Thị Phương, học giả Hán học, giáo viên Việt Nam đến từ trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh.

Tỉnh Chiết Giang nằm ở vùng Giang Nam của Trung Quốc, từ thời cổ đại đã là vùng đất của cá và lúa. Nơi đây không chỉ là nơi mà nhà thư pháp Vương Hi Chi mời các nhà văn học cùng tụ họp, để lại đệ nhất hành thư "Lan Đình tập tự ", mà còn là quê hương của nhà văn hiện đại nổi tiếng Lỗ Tấn, nhân vật Khổng Ất Kỷ, A Q chính sinh sống ở đây. Tất nhiên, đây còn là nơi trụ sở Tập đoàn Alibaba của Jack Ma nổi tiếng thế giới. Chị Nguyễn Thị Phương cho biết: " Chiết Giang giàu đẹp, từ học hỏi tại Cối Kê đến trao đổi thư pháp tại Lan Đình, từ khảo sát kinh nghiệm tại Phong Kiều đến tìm hiểu thịnh vượng chung, chúng tôi đã hiểu biết sâu sắc về phong cảnh, đặc điểm và phong tục tập quán ở đây, thực sự cảm nhận được sự phát triển và thay đổi của Trung Quốc từ cổ đại đến đương đại, hiểu biết trực quan hơn về nội hàm của hiện đại hóa kiểu Trung Quốc. "

Chị Nguyễn Thị Phương từng là sinh viên khoa tiếng Trung của Đại học Quốc gia Hà Nội, sau khi học thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, hiện nay, chịđã trở thành giảng viên chuyên giảng dạy phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ em tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Chị Nguyễn Thị Phương dụng từ"Hệ""禊" trong tấm bia ngự Lan Đình để giới thiệu con đường theo đuổi văn hóa và lịch sử Trung Quốc của mình. Chị nói,"Mỗi chữ Trung Quốc đều mang thông tin văn hóa cụ thể, có nội hàm văn hóa sâu rộng, không chỉ thể hiện một biểu tượng, mà còn thể hiện mạch văn hóa trong quá trình diễn biến lịch sử cũng như biểu hiện tình cảm độc đáo của con người Trung Quốc. Khi bắt đầu học Hán học, tôi hy vọng sẽ tìm được những người bạn cùng chí hướng, học chữ Hán với mình và tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về lịch sử và văn hóa Trung Quốc.

123全文 3 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn