Tiếng Việt Nam

Bình luận: Vạch trần việc viện trợ vũ khí kiểu “xúi bẩy” của Mỹ

CMGPublished: 2022-06-15 14:06:38
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Mọi người đều biết, Mỹ là nước hiếu chiến nhất trên thế giới. Nơi nào xảy ra chiến tranh thì nơi đó sẽ có vũ khí của Mỹ, có sự xuất hiện bóng dáng to lớn của Tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ. Miễn là có chiến tranh, lợi nhuận khổng lồ sẽ đổ vào các doanh nghiệp sản xuất vũ khí của Mỹ. Để kiếm lời từ chiến tranh, Mỹ thậm chí thông qua việc viện trợ vũ khí kiểu “kéo bè kéo phái”, xúi giục những nước có liên quan gây ra cuộc xung đột nhằm đạt được mục đích ngư ông đắc lợi.

Trong khi cộng đồng quốc tế đồng loạt kêu gọi hai bên Nga và U-crai-na giải quyết cuộc xung đột qua đàm phán, sớm thực hiện ngừng bắn và kết thúc chiến tranh, Mỹ lại đổ thêm dầu vào lửa cho cả hai bên, một mặt tiếp tục tăng cường trừng phạt đối với Nga, mặt khác khởi động chương trình viện trợ vũ khí vòng mới cho U-crai-na.

Hành động đâm bị thóc chọc bị gạo của Mỹ khi không ngừng cung cấp vũ khí cho U-crai-na hiển nhiên là không muốn hai bên ngừng bắn. Theo thống kê, kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga – U-crai-na đến nay, Mỹ đã phê chuẩn gói viện trợ trị giá hơn 53 tỷ USD cho U-crai-na, trong đó có hơn một nửa là cung cấp vũ khí cho U-crai-na. Việc này không những khiến Mỹ dọn dẹp các trang thiết bị vũ khí tồn kho cũ, mà còn tạo cơ hội cho việc bán vũ khí vòng mới. Được biết, trong chương trình viện trợ vũ khí vòng mới có 200 chiếc xe thiết giáp chở quân M113 sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam thập niên 60-70 thế kỷ trước, có thể nói là trang thiết bị “cổ lỗ sĩ”. Thảo nào cựu nhân viên phân tích quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ Franklin Spinney thẳng thắn, “Sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga – U-crai-na, những người trong Lầu Năm Góc, phố K, các doanh nghiệp sản xuất vũ khí và Quốc hội Mỹ đều lặng lẽ bật sâm banh chúc mừng.”

Điều cần nêu rõ là, Mỹ ngoài miệng nói đạo lý, trong lòng lại nghĩ về lợi ích. Hàng chục tỷ USD viện trợ cho U-crai-na không phải là miễn phí, đều là gánh nợ, cần người dân U-crai-na trả, cuối cùng những khoản tiền này cũng chảy về túi của Mỹ, để lại cho U-crai-na nỗi đau chiến tranh vô tận. Nhà thơ Anh William Shenstone từng nói: “Chiến tranh làm nhiều người đổ máu, nhưng lại khiến số ít người giành được lợi ích to lớn.” Cuộc xung đột Nga – U-crai-na là một thảm kịch đối với thế giới, nhưng Mỹ lại kiếm được bộn tiền trong việc này. Cuộc xung đột Nga – U-crai-na, ai là bên thắng lớn nhất? Có thể chính là các doanh nghiệp sản xuất vũ khí của Mỹ.

Trên thực tế, trong nhiều năm qua, Mỹ đã hình thành “cơ chế chiến tranh ngư ông đắc lợi” được thúc đẩy bằng Tổ hợp công nghiệp quân sự to lớn của Mỹ. Từ Chiến tranh Triều Tiên đến Chiến tranh Việt Nam, từ Chiến tranh I-rắc đến Chiến tranh Áp-ga-ni-xtan, từ châu Á – Thái Bình Dương đến châu Mỹ La-tinh, từ châu Âu đến Trung Đông, Mỹ can thiệp vào các cuộc xung đột khu vực hầu như đã trở thành chuyện bình thường, mang đến sự đau thương trầm trọng cho các nước. Các chính khách Mỹ thậm chí không có kẻ địch thì nặn ra kẻ địch, không chiến tranh thì gây ra chiến tranh, không ngừng tạo ra cơ hội “làm ăn” cho các doanh nghiệp sản xuất vũ khí của nước mình. Báo cáo xu thế bán vũ khí toàn cầu do Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm, Thụy Điển công bố vào tháng 3 năm nay cho thấy, lượng giao dịch vũ khí toàn cầu từ năm 2017 – 2021 đã giảm 4,6% so với năm 2012 – 2016, nhưng lượng xuất khẩu vũ khí của Mỹ lại tăng 14%, tỉ trọng toàn cầu tăng từ 32% lên tới 39%.

Tổng thống Nga Pu-tin từng nói, “Nước siêu cường Mỹ chính là kẻ khơi mào khiến thế giới lâm vào cảnh đối đầu”. Nguyện ước mong muốn Mỹ giữ gìn hoà bình thế giới chẳng khác nào “bảo hổ lột da”. Cách làm của Mỹ lợi dung các cuộc xung đột để trục lợi đi ngược với công bằng chính nghĩa mà mình khoe khoang, đã bộc lộ đầy đủ bản tính ích kỷ của Mỹ.

Biên tập viên:Kiều Quân

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn