Tiếng Việt Nam

Thách thức “Một vành đai, một con đường”? Các chính khách Mỹ lại giở trò đánh lừa

CRIPublished: 2022-06-28 11:05:02
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Ngày 26/6 theo giờ địa phương, tại Hội nghị Thượng đỉnh G7, Tổng thống Mỹ Bai-đơn đã tuyên bố sáng kiến “Quan hệ đối tác về cơ sở hạ tầng toàn cầu” (PGII), nói rằng sẽ cùng các nước G7 huy động 600 tỷ USD vốn đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu trước năm 2027, trong đó Mỹ sẽ huy động 200 tỷ USD.

Bên ngoài phổ biến cho rằng, cái gọi là sáng kiến PGII là nhằm đối chọi với sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng toàn cầu mấu chốt nhất là nguồn vốn. Hãng tin AFP, Pháp cho rằng, nguồn vốn của sáng kiến này chủ yếu đến từ các nhà đầu tư tư nhân, bởi vậy không được đảm bảo.

Mỹ cần hiểu rõ rằng, sáng kiến "Một vành đai, một con đường" sở dĩ nhận được sự hoan nghênh của hơn 100 nước, đằng sau là nguyện vọng tốt đẹp mong chia sẻ cơ hội phát triển với thế giới, cùng có lợi cùng thắng của Trung Quốc, là sự trả công bằng vốn đầu tư đích thực vào các dự án hợp tác quan trọng của Trung Quốc.

Sự thật chứng minh, trong 9 năm được đề xuất, sáng kiến "Một vành đai, một con đường" mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân trên dọc tuyến. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, các dự án cơ sở hạ tầng giao thông trong khuôn khổ "Một vành đai, một con đường" hàng năm có triển vọng tạo ra giá trị 1 nghìn 600 tỷ USD cho toàn cầu nếu toàn bộ được thực thi, chiếm 1,3% GDP toàn cầu.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, các nước đang phát triển hiện vẫn thiếu hụt nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng nghiêm trọng. Nếu các chính khách Mỹ thực sự sẵn sàng viện trợ nguồn vốn thì tất nhiên là việc tốt, cộng đồng quốc tế cũng vui mừng ghi nhận điều đó. Tuy nhiên, sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng của họ chắc chắn sẽ thất bại ngay từ khi bắt đầu nếu không phải thực sự nhằm vào mục đích góp sức cho các nước đang phát triển.

Biên tập viên:Mẫn Linh

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn