Tiếng Việt Nam

Bình luận: Giấc mơ Trung Quốc là giấc mơ hoà bình, phát triển, hợp tác và cùng thắng

CRIPublished: 2022-11-29 11:46:40
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

10 năm trước, ngày 29/11, đồng chí Tập Cận Bình khi đó vừa được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lần đầu tiên giải thích về khái niệm “giấc mơ Trung Quốc”. Trong 10 năm qua, điều khiến thế giới kinh ngạc là, giấc mơ Trung Quốc không những thay đổi sâu sắc Trung Quốc, cũng gắn liền mật thiết với giấc mơ tốt đẹp của nhân dân các nước trên thế giới, nhân dân Trung Quốc và nhân dân các nước trong quá trình thực hiện giấc mơ của nước mình đã ủng hộ và tương trợ lẫn nhau. Trung Quốc đã chia sẻ với thế giới về kinh nghiệm phát triển và cơ hội của mình để đạt được cùng phát triển, khiến người dân các nước đều có được cuộc sống tốt đẹp. Đúng như nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc nói, giấc mơ Trung Quốc là giấc mơ hoà bình, phát triển, hợp tác và cùng thắng.

Giấc mơ Trung Quốc là giấc mơ hoà bình. Trung Quốc trước sau như một tích cực bảo vệ và xây dựng hoà bình thế giới. Kể từ đầu thế kỷ 21 đến nay, Trung Quốc không tham gia vào bất cứ một cuộc chiến tranh nào, cũng không gây ra bất cứ một cuộc khủng hoảng nào trong khu vực. Cựu Tổng thống Mỹ Ca-tơ từng đánh giá rằng, “Trung Quốc không lãng phí xu nào trong chiến tranh.” Trung Quốc là nước cử lực lượng gìn giữ hoà bình nhiều nhất trong các nước thường thực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trong các vấn đề điểm nóng quốc tế, Trung Quốc luôn là bên dàn xếp, điều phối, quan điểm khuyên giải và thúc đẩy đàm phán đi sâu vào lòng người. Sáng kiến An ninh toàn cầu do Trung Quốc đề xuất đã trả lời rõ câu hỏi thời đại “thế giới cần quan điểm an ninh như thế nào, các nước làm thế nào thực hiện an ninh chung”, đã cung cấp giải pháp Trung Quốc cho việc ứng phó các thách thức an ninh toàn cầu.

Giấc mơ Trung Quốc là giấc mơ phát triển. Trong 10 năm qua, giấc mơ Trung Quốc đã kết nối với sự phát triển của Trung Quốc và các nước dọc tuyến “Một vành đai, một con đường” . Tại Kê-ni-a, tàu khách chạy trên đường sắt Mombasa–Nairobi đã kết nối thành thị và nông thôn; Tại Phi-líp-pin, diện tích gieo trồng thương mại hoá lúa lai Trung Quốc đạt 226,5 nghìn ha, mang lại lợi ích trực tiếp và gián tiếp cho 134 nghìn hộ nông dân; Tại Ê-ti-ô-pi-a, các vấn đề nan giải như thiếu nước uống, v,v, được làm dịu; Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena cảm thán: “Trung Quốc không phải nước đầu tiên đề xuất đến Lào xây dựng đừơng sắt, nhưng là nước duy nhất xây dựng đường sắt Trung-Lào tốt thực sự.” ... Những việc này đều là minh chứng sống động Trung Quốc giúp đỡ các nước phát triển và thực hiện giấc mơ. Đây cũng là nguyên nhân tại sao chỉ trong hơn một năm sau khi Trung Quốc đề xuất Sáng kiến Phát triển toàn cầu “nỗ lực không để một nước nào bị bỏ lại phía sau” đã nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ tích cực của hơn 100 nước và nhiều tổ chức quốc tế trong đó có Liên Hợp Quốc, hơn 60 nước tham gia vào “Nhóm bạn Sáng kiến Phát triển toàn cầu”.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn