Tiếng Việt Nam

Bình luận: Động tác nhỏ của Hiệp hội Bóng đá Mỹ khiến nước Mỹ thất thế mất điểm

CRIPublished: 2022-11-30 12:46:45
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Trong "trận đấu áp trót" vòng đấu bảng tại Bảng B Cúp Bóng đá thế giới - WorldCup (Uôn-cúp) Ca-ta diễn ra ngày 29/11 theo giờ địa phương, đội Mỹ đã thắng đội I-ran với tỉ số 1:0, giành 3 điểm lọt vào top 16, đứng thứ 2 tại bảng B. Tuy nhiên, thể thao vốn nên thuần túy lại luôn bị chính trị quấy nhiễu. Tranh luận do đội Mỹ trước đó gây ra về vụ xuyên tạc quốc kỳ I-ran vẫn đang tiếp tục lan rộng, khiến Mỹ thất thế mất điểm ngoài sân thi đấu, cũng khiến vô số người hâm mộ thất vọng.

Ngay trước khi diễn ra trận đấu sinh tử trong vòng đấu bảng giữa đội tuyển Mỹ và I-ran lần này, một số phương tiện truyền thông Mỹ, trong đó có tờ “Thời báo Niu Yoóc” cho biết, người phát ngôn của Hiệp hội Bóng đá Mỹ công khai thừa nhận, họ cố tình xuyên tạc quốc kỳ I-ran, xóa màu đỏ quốc huy I-ran ở giữa quốc kỳ, chỉ để lại cờ ba màu xanh trắng đỏ, động thái này là để “ủng hộ hoạt động đòi nhận quyền của phụ nữ I-ran”.

Việc này khiến các bên I-ran phẫn nộ, Hãng thông tấn Tasnim của I-ran cho biết, hành vi này của Hiệp hội Bóng đá Mỹ “không phù hợp với điều lệ của WorldCup", phải khai trừ đội Mỹ ra khỏi giải thi đấu ngay lập tức và cấm thi đấu 10 trận. Các quan chức của Liên đoàn bóng đá I-ran cho biết họ đã đệ đơn khiếu nại lên FIFA về vấn đề này. Thậm chí ngay cả đội Mỹ cũng cảm thấy đuối lý đối với cách làm “chính trị hóa thể thao” này của Hiệp hội Bóng đá Mỹ, huấn luyện viên trưởng đội Mỹ Gregg Berhalter ngày 28/11 buộc phải xin lỗi về vụ việc này.

Trên thực tế, Mỹ sớm có tiền lệ về “chính trị hóa thể thao” dựa trên thành kiến ý thức hệ. Xa hơn một chút là Thế vận hội Mát-xcơ-va năm 1980, Mỹ dẫn đầu trong việc từ chối tham gia và kêu gọi các nước khác cùng tẩy chay.

Gần đây nhất là Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh, Trung Quốc tổ chức vào đầu tháng 2 năm 2022, trong đó Chính phủ Mỹ đã nặn ra lời nói dối thế kỷ về cái gọi là “nạn diệt chủng” ở Tân Cương và công khai tuyên bố “tẩy chay ngoại giao” đối với Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh, Trung Quốc. Cách làm “chính trị hóa thể thao” này của Mỹ vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc trung lập chính trị thể thao được xác định trong Hiến chương Ô-lim-pích, đi ngược lại với khẩu hiệu Ô-lim-pích “đoàn kết hơn”, đứng ở phía đối lập với đông đảo vận động viên và người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới, bị cộng đồng quốc tế phản đối.

Worldcup lần này cũng khiến thể thao vốn nên thuần túy đã nhiều lần bị quấy nhiễu bởi “chính trị hóa”. Trước khi khai mạc Worldcup lần này, các phương tiện truyền thông phương Tây đã bắt đầu chỉ trích Ca-ta, nước chủ nhà Worldcup, kêu gọi người hâm mộ toàn thế giới cùng tẩy chay Worldcup lần này.

Năm 2015, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tiến hành điều tra FIFA với lý do Ca-ta “mờ ám chính trị” trong quá trình giành quyền tổ chức WorldCup, Bộ Tư pháp Mỹ thậm chí còn đưa ra cáo trạng. Ngoài ra, “vi phạm nhân quyền” đối với người lao động nước ngoài, “giam giữ tùy tiện và ngược đãi cộng đồng người đồng tính (LGBT)”, địa vị thấp của phụ nữ và kiểm soát chặt chẽ rượu đều trở thành mục tiêu chỉ trích của phương Tây nhằm vào “những thiếu sót nhân quyền” của Ca-ta. Đúng như Đài Truyền hình AL Jazeera chỉ rõ, “Trên thực tế, cuộc tẩy chay của các nước châu Âu và Mỹ đối với WorldCup Ca-ta bắt nguồn từ thành kiến của phương Tây đối với A-rập và cộng đồng Hồi giáo."

Năm đó, để trả đũa Mỹ, Liên Xô cũng phối hợp với các nước Đông Âu tẩy chay Thế vận hội năm 1984 tổ chức ở Los Angeles. Bài học lịch sử chứng minh, cách làm quấy nhiễu thể thao dựa trên định kiến ý thức hệ, không chỉ phương hại đến lợi ích của các vận động viên, mà còn khiến thế giới ngày càng trở nên chia rẽ. Thử tưởng tượng, nếu quốc gia khác vẽ ít hơn một vài sao trên cờ Mỹ để bày tỏ sự ủng hộ đối với cộng đồng người Mỹ gốc châu Phi hoặc thổ dân châu Mỹ lâu nay bị phân biệt chủng tộc thì sẽ ra sao?

Biên tập viên:La Thành

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn