Tiếng Việt Nam

Vạch trần chiến dịch nhân quyền ở nước ngoài của Mỹ

CMGPublished: 2024-10-10 14:55:12
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Thập niên 70 của thế kỷ trước, Mỹ đưa ra khẩu hiệu “ngoại giao nhân quyền” với mục đích kiềm chế Liên Xô. Hiện nay, phớt lờ những vết nhơ nhân quyền của nước mình, núp dưới “chiêu bài nhân quyền” ở nước ngoài như một mánh khoé quan trọng của Mỹ để chèn ép nước khác, bảo vệ bá quyền. Điều này không những phá hoại các chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế của toàn cầu, bị cộng đồng quốc tế chỉ trích rộng rãi. Vậy, Mỹ triển khai chiến dịch nhân quyền ở nước ngoài như thế nào? Đã áp dụng những mánh khoé gì? Có âm mưu gì?

Trước hết, nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, Mỹ trước tiên sẽ nặn ra “tội danh nhân quyền”. Xin đơn cử vấn đề Tân Cương, Mỹ nhiều lần nặn ra lời nói dối trong các báo cáo nhằm bôi nhọ hình ảnh quốc tế của Trung Quốc, chèn ép sự phát triển của Trung Quốc.

Ngoài ra, lợi dụng luật pháp trong nước để thúc đẩy “quyền trị ngoại” cũng là mánh khoé quan trọng khác của Mỹ.

Không chỉ chính phủ và cơ quan truyền thông, Mỹ còn có một công cụ quan trọng khác trong “chiến dịch nhân quyền” ở nước ngoài, đó là tổ chức phi chính phủ (NGO). Mỹ hiện có khoảng 2 triệu tổ chức phi chính phủ. Một số tổ chức phi chính phủ Mỹ núp dưới chiêu bài cái gọi là “dân chủ”, “nhân quyền”, lén lút kích động chia rẽ, bạo loạn, sắp đặt khủng khoảng chính trị, nặn ra lời nói dối và tin đồn, thâm nhập giá trị ở khắp các nơi trên thế giới.

Mỹ còn thò bàn tay đen nhân quyền vào các cơ chế đa phương. Lâu nay, Mỹ một mặt mượn vấn đề nhân quyền để thường xuyên thúc đẩy nghị quyết đối với các nước, chỉ tay năm ngón, gây áp lực chính trị với một số nước đang phát triển, một mặt lạnh lùng cản trở các vấn đề nhân đạo cấp bách.

Nhân quyền không phải độc quyền của một số ít nước, càng không thể trở thành công cụ để gây áp lực và can thiệp vào công việc nội bộ nước khác. Hiện cộng đồng quốc tế nhìn chung cho rằng, con đường phát triển nhân quyền của các nước cần phải quyết định bởi tình hình và nguyện vọng của người dân các nước đó, việc tham vấn về nhân quyền cần kiên trì chủ nghĩa đa phương. Cách làm đi ngược với trào lưu lịch sử này chỉ sẽ gặp phải sự phản đối quyết liệt từ nước khác, khiến bá quyền kiểu Mỹ suy tàn nhanh hơn.

Biên tập viên:Mẫn Linh

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn