Tiếng Việt Nam

Bình luận: “BRICS mở rộng” sẽ phát huy tác dụng thế nào

CMGPublished: 2024-10-23 11:13:10
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Theo tin Đài chúng tôi: Từ ngày 22-24/10, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 diễn ra tại Kazan, Nga, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự theo lời mời. Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên kể từ khi BRICS mở rộng, đánh dấu sự khởi đầu mới cho “Hợp tác BRICS mở rộng”.

“Sự lớn mạnh không ngừng của ‘BRICS’ sẽ giúp điều chỉnh sự mất cân bằng trên thế giới”, “các nước BRICS có tác động sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu”, “thời đại mới của quan hệ quốc tế đang đến”…trên đây là những đánh giá của dư luận quốc tế về BRICS. Đồng thời, hơn 30 quốc gia, trong đó có Thái Lan, Cuba, Syria và Belarus đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS. Tại sao “BRICS” ngày càng được hoan nghênh? “BRICS mở rộng” sẽ phát huy tác dụng thế nào?

Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với những biến đổi chưa từng có trong 100 năm qua. Là nền tảng quan trọng để “miền Nam toàn cầu” thảo luận hợp tác và tìm kiếm sự phát triển chung, cơ chế hợp tác BRICS càng thể hiện giá trị thời đại; “tinh thần BRICS” cởi mở, bao trùm và hợp tác cùng có lợi mà cơ chế này theo đuổi trở thành biểu tượng cho sự hợp tác Nam – Nam, càng có sức hiệu triệu.

Đồng thời, cơ chế hợp tác này phù hợp với nguyện vọng của các nước đang phát triển nhằm đạt được sự phát triển chung. Tháng 1 năm 2024, sau khi Arab Saudi, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Iran và Ethiopia chính thức gia nhập, dân số của các nước thành viên “BRICS mở rộng” chiếm gần một nửa dân số thế giới, tổng lượng kinh tế tính theo sức mua tương đương đã vượt qua G7, có khả năng đóng góp nhiều hơn cho thúc đẩy phục hồi kinh tế thế giới.

Với tư cách là thành viên sáng lập, Trung Quốc luôn là nước ủng hộ và tham gia kiên định cơ chế hợp tác BRICS, đóng vai trò chủ đạo quan trọng. Từ đề xuất “tinh thần BRICS” đến thành lập Ngân hàng Phát triển mới rồi đề xuất mô hình “BRICS+”, Trung Quốc luôn đóng góp cho thương hiệu “vàng” của cơ chế BRICS. Nhà kinh tế học Ai Cập Ahmed Mustafa cho rằng, hội nghị thượng đỉnh lần này dự kiến sẽ nhấn mạnh vai trò then chốt của các nền kinh tế mới nổi trong việc tạo dựng cục diện kinh tế và chính trị toàn cầu, đặc biệt là vai trò quan trọng của Trung Quốc. Điều này “sẽ tạo tiền lệ cho các hội nghị thượng đỉnh BRICS trong tương lai”.

Biên tập viên:La Thành

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn