Tiếng Việt Nam

Một lần nữa xuất phát từ Rio de Janeiro, Trung Quốc thúc đẩy thế giới cùng phát triển như vậy

CMGPublished: 2024-11-20 10:31:44
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Trong những ngày qua, Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra tại Rio de Janeiro đã thu hút sự quan tâm của cả thế giới.

“Xây dựng một thế giới công bằng cùng phát triển”, “Chung tay xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu công bằng và hợp lý” – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất các chủ trương quan trọng về thúc đẩy các nước cùng phát triển tại Hội nghị Thượng đỉnh, tuyên bố 8 hành động của Trung Quốc nhằm hỗ trợ sự phát triển của toàn cầu, nhận được sự đồng tình rộng rãi từ các bên tham dự hội nghị.

Báo cáo mới đây do cơ quan Liên Hợp Quốc công bố cho thấy, năm 2023, toàn cầu có khoảng 733 triệu người đối mặt với nạn đói nghèo. Làm thế nào để xóa đói giảm nghèo? Về vấn đề này, câu chuyện giúp toàn bộ 800 triệu người nghèo thoát nghèo ở Trung Quốc khiến mọi người tin tưởng chắc chắn rằng: Trung Quốc có thể thành công, các nước đang phát triển khác cũng có thể thành công.

Mọi người cùng phát triển mới thực sự phát triển. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần này, Chủ tịch Tập Cận Bình lại đề xuất 4 kiến nghị, liên quan đến các mặt như thương mại và đầu tư, văn minh sinh thái, môi trường hợp tác kinh tế quốc tế và kiên trì chủ nghĩa đa phương. Điều này thể hiện lập trường và chủ trương nhất quán của Trung Quốc: Sự phồn thịnh và ổn định của thế giới không thể tạo dựng trên cơ sở người nghèo càng nghèo, người giàu càng giàu.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tuyên bố 8 hành động hỗ trợ sự phát triển của toàn cầu, bao gồm chung tay xây dựng "Vành đai và Con đường" chất lượng cao; đi sâu hợp tác thực chất trong các lĩnh vực giảm nghèo, an ninh lương thực và kinh tế số; hỗ trợ châu Phi phát triển; mở rộng mở cửa đơn phương với các nước kém phát triển..., đều rất cụ thể, hơn nữa thiết thực.

Cùng phát triển không thể tách rời việc hoàn thiện quản trị toàn cầu. Tại Hội nghị Thượng đỉnh năm nay, Trung Quốc đề xuất các chủ trương cụ thể về quản trị các lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại, kỹ thuật số, môi trường sinh thái..., nhấn mạnh xây dựng kinh tế thế giới loại hình hợp tác, ổn định, cởi mở, đổi mới sáng tạo và thân thiện với sinh thái. Các chủ trương này đã đưa ra quy hoạch tỉ mỉ về hoàn thiện quản trị toàn cầu, giành quyền phát ngôn cho Nam bán đầu, thúc đẩy việc quản trị toàn cầu phát triển theo hướng công bằng và hợp lý hơn.

Một lần nữa xuất phát từ Rio de Janeiro, G20 cần tiếp tục là lực lượng hoàn thiện quản trị toàn cầu, thúc đẩy tiến bộ lịch sử. Là một trong những thành viên quan trọng, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy đa cực hóa thế giới bình đẳng và có trật tự, toàn cầu hóa kinh tế ưu đãi phổ quát và bao trùm, đóng góp “sức mạnh Trung Quốc” vào tiến trình cùng phát triển, hoàn thiện quản trị toàn cầu.

Biên tập viên:Mẫn Linh

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn