Tiếng Việt Nam

Vi-rút Cô-rô-na biến thể, trở lại dương tính sau khi khỏi bệnh, liệu nCoV trở nên nguy hiểm hơn không?

criPublished: 2021-06-04 15:53:16
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Trong thời gian qua, dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu, khiến hơn 22 triệu người bị lây nhiễm, hơn 780 nghìn người tử vong, “tính sát thương” khiến mọi người lo ngại. Đặc biệt trong thời gian gần đây, tại một số nước như Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc lại phát hiện biến thể mới của vi-rút cô-rô-na, “kích động” hơn nữa sợi dây thần kinh nhạy cảm của mọi người.

Liệu nCoV sau khi biến thể có lây nhiễm nhanh hơn, tính nguy hiểm gây chết người càng cao hơn không? Tại sao bệnh nhân lại dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh? Liệu nghiên cứu phát triển vắc-xin phòng ngừa nCoV có bị tác động bởi nCoV biến thể hay không?

Phát hiện nCoV biến thể, phổ hệ vi rút mớinCoV “thay hình đổi dạng 72 lần”

Mới đây, nhiều nước trên thế giới đều phát hiện nCoV biến thể, trường hợp biến thể gây quan tâm gần đây nhất đến từ Ma-lai-xi-a, ngày 16/8, quan chức Bộ Y tế Ma-lai-xi-a cho biết, ghi nhận 4 trường hợp nCoV biến thể D614G.

Trước đó một ngày, phương tiện truyền thông Ấn Độ cho biết, nhân viên nghiên cứu nước ngày phát hiện 73 loại biến thể nCoV tại bang Orissa.

Trên thực tế, Tổ chức Y tế thế giới trước đó cũng nêu rõ, các nhà khoa học đã phát hiện biến thể nCoV ngay từ tháng 2, hơn nữa nCoV biến thể đã lây lan tại châu Âu và châu Mỹ.Nga cuối tháng 6 cũng cho biết, nCoV tại Nga đã biến thể, nhưng biến thể không gây đổi thay quan trọng đối với đặc tính vi rút.Ngoài ra, Nhật, Việt Nam, Ai-xơ-len v.v đều xuất hiện trường hợp nCoV biến thể.

Các nhà khoa học có quan điểm khác nhau về vấn đề liệu vi-rút biến thể lây nhiễm nhanh hơn, tính nguy hiểm gây chết người cao hơn hay không.

Liệu nCoV biến thể có thể khiến tốc độ lây nhiễm của nCoV nhanh hơn không? Mới đây, trong khi công bố ghi nhận 4 trường hợp biến thể nCoV D614G, nêu rõ nCoV biến thể “có sức lây gấp 10 lần”, một lần nữa gây quan tâm rộng rãi.

Một nhà khoa học hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới Xva-mi-na-tan tháng 7 từng cho biết, phòng thí nghiệm nghiên cứu phát hiện, nCoV biến thể D614G có khả năng khiến vi-rút tăng tốc nhân bản, tính lây nhiễm có thể tăng cường, nhưng kết quả phòng thí nghiệm còn có sự khác biệt khá lớn so với sự biến đổi trong lây nhiễm thực tế.

Mới đây, Cố vấn cấp cao, Chủ tịch dự bị Hội học thuật bệnh truyền nhiễm quốc tế Bệnh viện Đại học Quốc gia Xin-ga-po Paul Tambyah cho biết, có chứng cứ cho thấy, trong khi lan truyền tại một số khu vực, tỷ lệ gây tử vong của nCoV biến thể D614G có xu thế giảm xuống, điều này có nghĩa là tính gây chết người của nó tương đối thấp.

Tuy nhiên, một nghiên cứu đăng trên “Tạp chí Bệnh truyền nhiễm quốc tế” tháng 5 cho thấy, nCoV biến thể D614G sau khi lây nhiễm Covid-19 có thể liên quan tới tỷ lệ gây tử vong hơn. Nhân viên nghiên cứu cho thấy, một đặc trưng của nCoV có thể gây lây nhiễm chí mạng trong nhóm người châu Âu chính là mang nCoV biến thể D614G. Nhưng các nhà nghiên cứu lại cho rằng, nghiên cứu này thiếu chứng cứ thí nghiệm.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn