Tiếng Việt Nam

Vi-rút Cô-rô-na biến thể, trở lại dương tính sau khi khỏi bệnh, liệu nCoV trở nên nguy hiểm hơn không?

criPublished: 2021-06-04 15:53:16
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Trường hợp dương tính trở lại thu hút quan tâm caoKháng thể có tác dụng bao lâu?

Điều đáng lo ngại là, chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức không chỉ nCoV biến thể. Mới đây, những bệnh nhân nhiễm Covid-19 khỏi bệnh của một số nước như Hàn Quốc, Nga v.v, xuất hiện dương tính trở lại, khiến những người khỏi bệnh lo ngại một lần nữa bị nhiễm.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y học Pháp cho rằng, một số bệnh nhân khỏi bệnh dương tính trở lại, có thể do kết quả xét nghiệm sai; một nhà vi-rút học của Viện Nghiên cứu sinh vật học tế bào tổng hợp Pa-ri-Saclay cho biết, có thể do vi-rút trong cơ thể người bệnh chưa hoàn toàn bị tiêu diệt.

Ngoài ra, trường hợp “dương tính trở lại” còn thúc đẩy nghiên cứu kháng thể Covid-19 có thể tồn tại bao lâu trong cơ thể con người. Theo kết quả nghiên cứu của Anh công bố tháng 7, chỉ có 16,7% bệnh nhân vẫn đầy đủ kháng thể sau 65 ngày xuất hiện triệu chứng.

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu Bộ Y tế Nga Khưu-la-nốp mới đây cho biết, hiện chưa có số liệu khoa học về kháng thể trên cơ thể bệnh nhân từng bị lây nhiễm Covid-19 tồn tại bao lâu cũng như sản sinh bao nhiêu kháng thể theo mức độ lây nhiễm. Nhưng điều có thể khẳng định là, đa số bệnh nhân từng bị lây nhiễm đều sẽ sản sinh kháng thể.

Ngoài ra, Tạp chí “Tế bào” số ra mới nhất cho biết, cho dù không xét nghiệm ra phản ứng kháng thể, bệnh nhân nhiễm nhẹ cũng sẽ dẫn đến phản ứng tế bào T ký ức mạnh. Phản ứng tế bào T ký ức do tiếp xúc hoặc nhiễm vi rút Covid-19 có lẽ là thành phần miễn dịch quan trọng phòng ngừa dẫn đến nhiễm nặng Covid-19.

Vi-rút biến thể liệu có dẫn đến việc nghiên cứu phát triển vắc-xin thất bại hay không?Chuyên gia: tính khả năng rất ít

Trước nhiều con số bí ẩn trong dịch Covid-19, vắc-xin trở thành “cứu tinh” chiến thắng vi-rút đích thực. Vậy, vắc-xin đang nghiên cứu phát triển liệu có hiệu quả đối với vi-rút biến thể hay không?

Nhiều chuyên gia cho biết, hiện tính khả năng vi-rút biến thể dẫn đến việc nghiên cứu phát triển vắc-xin thất bại rất ít. Một mặt, việc nghiên cứu phát triển vắc-xin Covid-19 có đủ lô-cut (tức vị trí của gen trên nhiễm sắc thể), có thể gây tác dụng bảo vệ miễn dịch, sự đột biến của rất nhiều lô-cut gen, chưa chắc sẽ khiến vắc-xin mất hiệu lực.

Mặt khác, dù nCoV biến thể nhanh như thế nào, cũng nằm trong chủng loại vi-rút cô-rô-na, hiện nay việc nghiên cứu dữ liệu lớn phát triển nhanh chóng, hễ xuất hiện biến thể mới, có thể nhanh chóng chỉ đạo cải tiến vắc-xin.

Hiện nay, để nhanh chóng kiểm soát dịch Covid-19 lây lan, nhiều nước trên thế giới đẩy nhanh nhịp bước nghiên cứu phát triển vắc-xin. Nga đã đăng ký loại vắc-xin đầu tiên mang tên “vệ tinh V”, Thủ tướng Ấn Độ nói nước này sẽ sản xuất quy mô lớn vắc-xin Covid-19 trong nước; Nam Phi ngày 17 khởi động thí nghiệm lâm sàng vắc-xin thứ hai; vắc-xin do Cu-ba sản xuất sắp đưa vào thử nghiệm lâm sàng.

Cho dù việc nghiên cứu phát triển vắc-xin có nhiều tiến triển, nhưng trước khi vắc-xin được chính thức đưa vào sử dụng, chuyên gia cảnh báo, người dân vẫn phải giữ cảnh giác, tuân thủ quy định phòng chống dịch bệnh.

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn