Tiếng Việt Nam

Chuyên gia phòng chống dịch bệnh nói về người nhiễm không triệu chứng

criPublished: 2021-06-04 14:20:44
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Mới đây, không ít chuyên gia phòng chống dịch COVID-19 Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc hiện đang ở vào “giai đoạn hai” phòng chống dịch bệnh: phải đặc biệt cảnh giác các ca nhiễm ngoại nhập và “ca nhiễm không triệu chứng”. Ngày 26/3, khi triệu tập hội nghị Tiểu ban lãnh đạo Trung ương về ứng phó dịch COVID-19, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh “phải hết sức coi trọng phòng chống và điều trị ca nhiễm không triệu chứng”. Ngày 1/4, Trung Quốc đưa ca nhiễm không triệu chứng vào diện báo cáo dịch bệnh hàng ngày, cùng ngày đã báo cáo ghi nhận thêm 130 ca nhiễm không triệu chứng.

“Ca nhiễm không triệu chứng” với tên gọi đầy đủ là “người nhiễm COVID-19” không triệu chứng, chỉ những người không xuất hiện triệu chứng lâm sàng, nhưng xét nghiệm axit Nucleic với kết quả dương tính.

Ngày 1/4, tại Bắc Kinh, người phát ngôn báo chí Ủy ban Y tế và Sức khỏe Nhà nước Trung Quốc Mễ Phong lần đầu tiên thông báo tình hình liên quan của người nhiễm COVID-19 không triệu chứng. Ông Mễ Phong cho biết, tính đến 24 giờ ngày 31/3, Trung Quốc đại lục báo cáo ghi nhận thêm 130 ca nhiễm không triệu chứng, cùng ngày có 2 ca chuyển thành ca nhiễm có triệu chứng.

Tại sao lại có người nhiễm COVID-19 không triệu chứng?

Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc Chu Kỳ cho biết, vi rút COVID-19 rất xảo trá, biết ngụy trang và lây lan trong quá trình tiến hóa. Xuất hiện một số người nhiễm không triệu chứng, có lẽ là do chưa phát hiện biện pháp kiểm nghiệm và liều thuốc xét nghiệm hiệu quả hơn, có lẽ là chưa phát hiện triệu chứng quan trọng và dấu hiệu xét nghiệm lâm sàng đáng quan tâm. Trong quá trình phòng chống và kiểm soát trong tương lai, làm thế nào dự phòng, cảnh báo, xét nghiệm sớm hơn, hơn nữa có biện pháp phòng chống rõ rệt hơn là hướng đột phá quan trọng.

Tài liệu cho thấy, phát hiện người nhiễm không triệu chứng chủ yếu có bốn kênh:

Một là chủ động xét nghiệm đối với những người tiếp xúc mật thiết với bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong thời gian quan sát y tế.

Hai là triển khai chủ động xét nghiệm trong cuộc điều tra dịch bệnh mang tính tập trung.

Ba là chủ động xét nghiệm đối với nhóm người có rủi ro lây nhiễm trong quá trình theo dõi nguồn truyền nhiễm COVID-19.

Bốn là chủ động xét nghiệm đối với một số người từng du lịch và cư trú tại khu vực xuất hiện dịch bệnh

Về người nhiễm không triệu chứng, các chuyên gia có nhận xét khác nhau.

Viện sĩ Chung Nam Sơn có phán đoán mới nhất:

về tình hình người nhiễm không triệu chứng trong nước Trung Quốc, hiện nay thông tin rất có hạn, vừa không có con số cụ thể, cũng chưa có nghiên cứu chi tiết. Nhưng theo sự thật đã biết, cũng có thể đưa ra một số phán đoán. Chẳng hạn như thông thường, tỷ lệ lây nhiễm cho người có tiếp xúc mật thiết của người nhiễm không triệu chứng rất cao, nhưng ca nhiễm COVID-19 của Trung Quốc gần đây không những không tăng mà lại không ngừng giảm...điều này có thể minh chứng: Trung Quốc hiện không có lượng lớn “người nhiễm không triệu chứng”.

123全文 3 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn