Tiếng Việt Nam

TẾT TRÙNG DƯƠNG CỔ TRUYỀN KÍNH LÃO ĐẮC THỌ

criPublished: 2021-06-04 16:00:13
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Sảnh Hoa hoan nghênh các bạn đến bên Hộp thư Ngọc Ánh chúc các bạn tuần mới có thu hoạch mới và niềm vui mới trong mùa thu đang se lạnh.

14 tháng 10 dương lịch năm nay, là mồng 9 tháng 9 nông lịch, đây là ngày Trùng Cửu, cũng gọi là Tết Trùng Dương. số 9 là cơ số lớn nhất, vậy nên từ xa xưa mọi người tôn mồng 9 tháng 9 nông lịch là ngày lễ của Người cao tuổi Trung Quốc. Tin rằng trong đông đảo thính giả Việt Nam có nhiều thính giả cao tuổi là những người hâm mộ nhiều năm của Hộp Thư Ngọc Ánh, nay là mục Hộp thư Thính giả của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện. Nhân ngày lễ Trùng Dương, Sảnh Hoa xin kính chúc các vị thính giả cao tuổi đang có mặt bên máy thu thanh mạnh khỏe sống lâu, tuổi cao nhưng tâm không già, tâm hồn trẻ trung yêu đời

Trước hết, Sảnh Hoa xin kính tặng các vị thính giả cao tuổi đang có mặt bên máy thu thanh bài thơ Đường Trung Quốc, nhan đề:

Cửu nguyệt thập nhật tức sự

của Lý Bạch, nhà thơ thời Đường nổi tiếng. Trước hết Sảnh Hoa xin đọc bài thơ này bằng tiếng Phổ thông Trung Quốc:

九月十日即事

(唐)李白

昨日登高罢,今朝再举觞。

菊花何太苦,遭此两重阳

Cửu nguyệt thập nhật tức sự

(Thời Đường) Lý Bạch

Tạc nhật đăng cao bãi,

Kim triêu cánh cử thương.

Cúc hoa hà thái khổ,

Tao thử lưỡng trùng dương.

Thơ tạm dịch như sau:

Hôm qua leo cao xong

Sáng nay lại nâng chén

Hoa cúc sao đắng vậy

Trùng dương cùng gặp nhau.

Mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp mục Hộp thư Thính giả trên sóng và trên mạng Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện.

Nhân dịp Tết Trùng Cửu đang đến bên thềm, để bày tỏ tinh thần tôn vinh kính lão đắc thọ cổ truyền của dân tộc Trung Hoa, Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn nguồn gốc của ngày tết Trùng Cửu, ngày Tết Người Cao tuổi cổ truyền.

Tết Trùng Cửu hay còn gọi là tết Trùng Dương là một trong những ngày lễ truyền thống và trọng đại của người dân Trung Quốc. Con số 9 được coi là số dương, sự lặp lại hai lần số 9 nên gọi Trùng Cửu, Trùng Dương là vì vậy.

Về nguồn gốc của ngày tết Trùng cửu, có một truyền thuyết mang đậm màu sắc thần thoại.

Mồng 9 tháng 9 âm lịch tức Tết Trùng Cửu đến muộn hơn khoảng ba tuần so với Tết Trung Thu, tiết trời trở nên se lạnh dần, rồi bước vào mùa đông. Sau ngày Trùng Cửu tiết trời giá lạnh hơn, tại các khu vực miền Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc Trung Quốc, các loại cây cối bắt đầu lá vàng lá héo rụng rơi, cảnh sắc trở nên xơ xác ảm đạm, không còn thích hợp để mọi người đi ra ngoại ô ngắm cảnh vui chơi. Vì thế, tết Trùng Cửu là ngày chốt cuối cùng để mọi người rủ nhau đi chơi trước khi thời tiết sang đông giá rét.

Hằng năm, vào tết Trùng Cửu thành phố Thái An của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nằm ở chân núi Thái Sơn thường tổ chức cuộc thi leo núi, thu hút nhiều người đến tham gia.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn