Tiếng Việt Nam

TẾT TRÙNG DƯƠNG CỔ TRUYỀN KÍNH LÃO ĐẮC THỌ

criPublished: 2021-06-04 16:00:13
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Ngày nay, người dân Trung Quốc đã gửi gắm một ý nghĩa mới cho ngày tết Trùng Cửu, quan niệm tết Trùng Cửu là ngày của người cao tuổi. Vậy nên, mồng 9 tháng 9 Nông lịch vừa bao gồm nội hàm vốn có của Tết Trùng Cửu truyền thống, vừa biểu đạt lòng tôn kính người cao tuổi của mọi người, chúc các cụ mạnh khỏe, sống lâu.

Vào dịp tết Trùng Cửu, người Trung Quốc có tục dìu già dắt trẻ, đăng cao, tức là đi leo núi, ngắm hoa cúc, còn cắm thủ dũ( một loại thực vật để làm thuốc có mùi thơm), ăn bánh hấp.

Ngoài ra còn có tục làm loại bánh mang tên ‘bánh Trùng Cửu’. Loại bánh này bắt nguồn từ những khu vực không có núi. Trong tiếng Hán, bánh điểm tâm(糕点) có cách đọc gần giống với “cao điểm”, trong đó,“cao” nghĩa là bánh. Chữ‘cao’ này phát âm trùng với chữ“cao” trong từ“đăng cao”, có nghĩa là leo lên cao. Vì vậy, mọi người cho rằng,ăn bánh Trùng Cửu còn có thể thay thế cho việc lên núi cao.

Ở các khu vực đồng bằng không có núi đồi, việc chế biến bánh Trùng Cửu thường kết hợp hài hòa với tập quán ẩm thực các vùng miền, chế biến thành nhiều loại bánh khác nhau. Nguyên liệu để chế biến các loại bánh rất phong phú, phương pháp chế biến khác nhau, vậy nên hương vị của các loại bánh khác nhau và rất phong phú.

Tương truyền rằng, vào thế kỷ 3 trước công nguyên, lúc đó có một người thần thông quảng đại, tên là Phí Trường Phòng. Ông ấy không những có thể cầu mưa, gọi gió, mà còn có thể đuổi thần, bắt ma. Có một người thanh niên tên là Hoàn Cảnh biết được tin này, rất tôn kính ông, xin ông nhận làm học trò. Do người thanh niên này có trí lớn, quyết tâm cao, ông Phí Trường Phòng đành nhận Hoàn Cảnh làm học trò của mình, dạy chàng thần phép. Một hôm, thầy nói với trò rằng: “Đến mồng 9 tháng 9, cả gia đình Hoàn Cảnh sẽ gặp một nạn lớn, Cảnh phải chuẩn bị trước đi.” Hoàn Cảnh nghe vậy sợ hết hồn, liền quỳ xuống xin thầy dạy cho cách tránh tai qua, nạn khỏi. Phí Trường Phòng nói: “đến mồng 9 tháng 9, Cảnh hãy làm mấy chiếc túi bằng vải đỏ, bỏ thủ dũ vào trong túi rồi buộc vào cánh tay, mang theo ít rượu ngâm với hoa cúc, đưa cả nhà già trẻ, gái trai lên uống rượu trên một dốc cao. Như vậy sẽ tai qua, nạn khỏi. Hoàn Cảnh làm theo lời căn dặn của thầy. Đến sáng sớm mồng 9 tháng 9, Hoàn Cảnh đưa tất cả mọi người trong gia đình leo lên một dốc cao ở gần đó, thế là bình an trải qua cái ngày rủi ro đó. Tối đến, Hoàn Cảnh và cả gia đình dẫn nhau về đến nhà, hết sức kinh ngạc khi chứng kiến cảnh, trâu bò, cừu, chó, gà đều chết hết. Cả gia đình thực sự đã tránh được nạn rủi ro. Từ đó, hằng năm cứ phùng trùng cửu nông lịch là mọi người lại leo núi, cắm thủ dũ, uống rượu hoa cúc, sau đó trở thành tập quán và lưu truyền cho đến ngày nay, đã có hơn 2 nghìn năm lịch sử.

Trong thời cổ đại Tết Trùng Cửu còn có ý “Trường thọ”. Bởi vì mọi người cho rằng, các tập tục của tết Trùng Cửu”có thể khiến con người trường thọ”.

Ngày nay, nhiều nơi Trung Quốc, mọi người vẫn giữ tập quán cứ đến tết Trùng Cửu rủ nhau đi leo núi, ngắm hoa cúc, các cửa hàng cũng có bán các loại bánh chế biến bằng các loại hoa, như hoa cúc, hoa hồng, hoa quế vv... Những năm trở lại đây, người dân Trung Quốc còn lấy mồng 9 tháng 9 trong tiếng Hán đồng âm với dài lâu,đồng nghĩa với “tết của người cao tuổi”, như vậy vừa mang nội hàm ý nghĩa vốn có của ngày tết Trùng Cửu, cũng biểu đạt lòng tôn kính người cao tuổi của mọi người, chúc các cụ già mạnh khỏe, sống lâu.

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn