Tiếng Việt Nam

NHÀ TRIẾT HỌC NỔI TIẾNG THỜI NAM TỐNG -- CHU HY

criPublished: 2021-06-04 16:26:12
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Năm 18 tuổi, Chu Hy đã thi đỗ tiến sĩ, từng đảm nhiệm việc hiệu đính các văn bản mật của trong nội các, suốt đời ông chỉ làm quan trong mười mấy năm ngắn ngủi, thế nhưng lại làm công việc giảng dạy những hơn 40 năm. Chu Hy sống trong thời đại mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc đều hết sức gay gắt, trong thời gian nhậm chức, ông dốc sức chủ trương chống lại quân Kim, giúp đỡ nhân dân giảm nhẹ gánh nặng tô thuế, hạn chế thôn tính đất đai, vay lãi cao và bóc lột, đồng thời thi hành một số biện pháp cải cách, song ông lại tham gia các hoạt động trấn áp cuộc khởi nghĩa nông dân.

Học vấn của Chu Hy rất uyên bác, ông đã có sự đi sâu nghiên cứu và đã có thành tựu không nhỏ trên các lĩnh vực như nghiên cứu Chư Tử trước thời nhà Tần, tư tưởng Phật giáo, sử học và văn học, thiên văn địa lý, văn tự âm vận, các chương các luật thậm chí cả về khoa học tự nhiên v v ...

Chu Hy kế thừa tư tưởng của các nhà tư tưởng như Chu Đôn Di, Trình Cảnh, Trình Di v v ... hình thành hệ thống tư tưởng to lớn nhưng chặt chẽ xít xao. Phạm trù hạt nhân của hệ thống tư tưởng này là “Lý”, Chu Hy còn gọi “Lý ” là “Thái cực”. Mọi người ai nấy đều có một “Thái Cực”, muôn vật đều có một “Thái cực”. Mỗi người và vật đều tồn tại là căn cứ theo “Lý” một cách trừu tượng. “Khí ” là phạm trù Triết học trong hệ thống tư tưởng của Chu Hy chỉ sau “Lý”, Khí là chất liệu tạo nên muôn vật. Chu Hy cho rằng, “Lý” và “Khí ” là không thể tách rời nhau được, song “Lý ở đằng trước, khí ở đằng sau”.

Chu Hy cho rằng, “Thiên phân tức thiên lý”, ông nói “tam cương ngũ thường” là Thiên lý mãi mãi không thay đổi, ông cho rằng, con người nên “ dương Thiên lý, diệt nhân dục”, có nghĩa là “tôn dương Thiên lý, tiêu diệt dục vọng của con người”, đối với mọi tư tưởng và học thuyết không có lợi cho ách thống trị Phong kiến, đều phải tiêu diệt hết.

Hệ thống Lý học do Chu Hy kiến tạo, hồi đó gọi là “Đạo học”, từ cuối thời Nam Tống cho đến cuối thời nhà Thanh, trải qua suốt gần 700 năm, luôn luôn là Triết học sử dụng cho triều đình của giai cấp thống trị Phong kiến. Năm 1313, triều đình nhà Nguyên khôi phục chế độ thi cử, nhà vua ra lệnh phải dùng bộ “Tứ thư tập chú ” của Chu Hy để làm đề thi cho những người có học, năm 1369 triều đình nhà Minh quy định, đáp án của thi khoa cử phải sử dụng tiêu chuẩn đáp án về Nho học của Chu Hy và các nhà tư tưởng khác, có thể nói Lý học của Chu Hy đã trở thành trụ cột vững chắc cho việc củng cố trật tự thống trị của xã hội Phong kiến Trung Quốc.

Những tác phẩm về Triết học chủ yếu của Chu Hy là “Tứ thư tập chú”, “Tứ thư hoặc vấn”, “Thái cực đồ thuyết giải”, “Thông thư giải”, “Tây danh giải”, “Chu dị bản nghĩa”, “Dị học khởi mông” v v ... Ngoài ra còn có “Chu tử ngữ loại”, đây là cuốn vấn đáp của Chu Hy do các học sinh của ông chỉnh lý.

Chu Hy còn là một nhà thơ, hiện nay còn bảo tồn những hơn 1200 bài thơ của ông, hầu hết đều ghi vào trong tập “Chu văn công văn tập”.

Vào những năm cuối đời, Chu Hy cuốn mình vào cuộc đấu tranh chính trị của triều đình lúc bấy giờ, ông liền bị miễn chức, học thuyết của ông bị cho là “Ngụy học”, tức học vấn đội lốt, và bị ngăn cấm. Thế nhưng sau khi Chu Hy qua đời không bao lâu, học vấn của ông liền được giải lệnh cấm, địa vị của ông cũng ngày một dâng cao, cuối cùng trở thành một trong “Khổng môn thập triết”, tức là một trong mười nhà triết học Nho gia, địa vị cũng như sự ảnh hưởng của ông trong các hiền triết Nho gia chỉ xếp đằng sau Khổng Tử và Mạnh Tử.

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn