Tiếng Việt Nam

Nhà tư tưởng chủ nghĩa Duy vật cổ đại Trung Quốc—Tuân Tử

criPublished: 2021-06-04 16:41:40
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Thưa quý vị và các bạn,

Tuân Tử (313—238 trước Công Nguyên), là người nước Triệu, nay thuộc huyện An Trạch tỉnh Sơn Tây. Ông là nhà tư tưởng chủ nghĩa Duy vật, là nhà văn và nhà giáo dục nổi tiếng thời Chiến Quốc Trung Quốc, ngoài ra ông còn là đại sư học phái Nho Gia cuối thời Chiến Quốc. Tuân Tử tên Huống, mọi người thời đó rất kính trọng ông cho nên còn gọi ông là Tuân Khanh. Các học giả nổi tiếng hồi bấy giờ như Lý Tư, Hàn Phi đều là học trò của ông. Suốt cả cuộc đời, Tuân Tử đã để lại dấu chân của mình tại rất nhiều nơi. Ông từng sang du học tại nước Tề, từng tiến hành trao đổi học thuật và hội thảo với các học phái khác nhau tại học cung Tắc Hạ, thuộc phía Bắc Lâm Truy tỉnh Sơn Đông ngày nay, đồng thời từng hai lần làm người đứng đầu làm lễ tế rượu tại học cung. Về sau ông lại đi nước Tần và nước Triệu. Những năm cuối đời, ông làm huyện lệnh huyện Lan Lăng nước Sở, thuộc trấn Lan Lăng huyện Thương Sơn tỉnh Sơn Đông ngày nay, sau rồi để tâm vào việc viết sách cho đến tận cuối đời.

Tuân Tử là nhà Tư tưởng giai cấp địa chủ mới trỗi dậy hồi bấy giờ. Học vấn của ông rất uyên bác, trên cơ sở kế thừa học thuyết Nho gia về trước, ông lại hấp thu sở trường của các trường phái khác rồi tiến hành sửa đổi tập hợp lại, hình thành hệ thống tư tưởng của mình, phát triển truyền thống chủ nghĩa Duy Vật thời cổ. Hiện nay còn lưu giữ lại 32 bài “Tuân Tử”, trong đó phần lớn đều là những bài do chính Tuân Tử viết, đề cập đến các nội dung về nhiều mặt như Triết học, Lô gich, Chính trị, Đạo đức v v ... Về Tự nhiên quan, Tuân Tử phản đối hiện tượng tín ngưỡng mệnh trời và quỷ thần, khẳng định quy luật của tự nhiên là không chuyển dịch theo ý chí con người, và nêu ra tư tưởng con người ắt chiến thắng thiên nhiên; về Nhân tính, ông đưa ra “Thuyết Ác tính”, phủ nhận quan niệm đạo đức trời phú. Ông nhấn mạnh, môi trường hậu sinh và giáo dục có sự ảnh hưởng đối với con người; Về mặt tư tưởng Chính trị, Tuân Tử kiên trì nguyên tắc quản lý theo lễ giáo của Nho gia, đồng thời coi trọng nhu cầu về vật chất của con người, chủ chương kết hợp giữa phát triển kinh tế với quản lý bằng lễ giáo và pháp luật. Về thuyết Nhận thức, Tuân Tử công nhận tư duy của con người có thể phản ánh hiện thực. Song ông lại coi thường xu hướng vai trò của giác quan. Trong “Bài Khuyến học” nổi tiếng, Tuân Tử tập trung trình bày nhận xét của mình về học tập. Trong bài viết này, ông nhấn mạnh tính quan trọng của việc “Học”, cho rằng chỉ có học vấn uyên bác mới có thể “giúp đỡ cho sự hiểu biết và sẽ tránh sai lầm”, đồng thời nêu rõ, học tập cần phải liên hệ với thực tế, học để mà hành, thái độ học tập phải thành khẩn và tập trung, phải kiên trì bền bỉ. Ông hết sức coi trọng địa vị và vai trò của giáo viên trong quá trình giảng dạy, cho rằng muốn cho nước nhà hưng thịnh thì phải coi trọng giáo dục và giáo viên, đồng thời đưa ra yêu cầu nghiêm khắc đối với giáo viên, ông cho rằng, nếu giáo viên không nêu gương cho học sinh noi theo, thì học sinh sẽ không thể có hành động ngay thẳng trong thực tiễn.

Luận đề bài viết trong tập “Tuân Tử” rất rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, lý luận thấu đáo, tính Lô gich rất mạnh, ngôn ngữ rất phong phú, giỏi về lấy ví dụ, có rất nhiều câu đối xứng, đó chính là phong cách hành văn của Tuân Tử, có sự ảnh hưởng nhất định đối với thể văn lý luận về sau. Tuân Tử xứng danh là nhà tư tưởng vĩ đại và là nhà văn, nhà giáo dục lỗi lạc thời cổ Trung Quốc.

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn