Tiếng Việt Nam

Khổng Tử ---Người sáng lập học phái Nho gia

criPublished: 2021-06-04 15:04:56
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Vào những năm cuối đời, Khổng Tử đã biên soạn các bộ sách cổ điển là “Thi”, “Thư”, “Lễ”, “Nhạc”, ngoài ra còn căn cứ theo tài liệu lịch sử nước Lỗ biên soạn bộ sách “Xuân thu”, việc này đã đóng vai trò tích cực cho việc bảo tổn và phát triển nền văn hóa cổ đại. Những ngôn luận và hành động chủ yếu của Khổng Tử, đã được các học trò và học trò tái truyền của Khổng Tử chỉnh lý thành bộ sách “Luận ngữ”, trở thành bộ kinh điển của trường phái Nho học cho đời sau.

Hạt nhân tư tưởng của Khổng Tử là “Nhân”, ông rất nghiêm khắc đối với chế độ đẳng cấp là : quân, thần, phụ, tử, yêu cầu giai cấp thống trị nên quan tâm tình hình dân chúng, để làm dịu sự mâu thuẫn giai cấp, phải coi trọng sức mạnh của nhân dân, không nên áp bức và bóc lột dân một cách quá đáng. Ngoài ra, ông chủ trương phải cai trị dân chúng bằng “Đức”, phản đối ách thống trị hà khắc và chém giết bừa bãi. Về sau, học thuyết của ông đã trở thành chính thống của nền văn hóa phong kiến Trung Quốc trong suốt hơn 2000 năm, mang lại sự ảnh hưởng hết sức to lớn đối với thế hệ muôn đời sau.

Khổng Tử còn là Nhà giáo dục lớn. Trong xã hội nô lệ, chỉ có con em quý tộc mới được hưởng quyền tiếp thụ giáo dục. Khổng tử mở trường học tư, mở rộng tuyển sinh, đã phá vỡ sự lũng đoạn giáo dục của quan phủ, mở rộng phạm vi đối tượng giáo dụng. Khổng Tử chủ trương, tiến hành giáo dục khác nhau đối với đặc tính khác nhau của từng học sinh. Những học sinh của ông, sau khi học xong kiến thức phải thường xuyên ôn tập lại, thái độ học tập phải thật thà, phải kết hợp giữa học với suy nghĩ.

Năm 163 trước công nguyên, Hán Vũ Đế độc tôn Nho thuật, tức là chỉ tôn sùng có mỗi học thuật của Nho học, các nhà thống trị sau thời nhà Hán đều lấy kinh điển Nho gia do Khổng Tử sáng lập làm sách giáo khoa pháp định của quốc gia, để giáo dục các thế hệ về sau, việc này đã mở rộng rất nhiều sự ảnh hưởng của Khổng tử. Đến thời Nam Tống, Chu Hy đã đưa biện pháp tu dưỡng Phật giáo và Đạo giáo thâm nhập vào học thuyết của Khổng Tử, từ đó khiến cho Nho học trở thành Nho giáo.

Mấy nghìn năm qua, từ tưởng Khổng Tử trải qua nhiều thăng trầm, hoặc được tôn sùng hoặc bị dèm pha. Song, tư tưởng và học thuyết Khổng Tử, mô thức “Nhân ” học do Khổng Tử sáng lập, đã ngấm sâu vào văn hóa xã hội Trung Quốc cũng như quan niệm tư tưởng của mọi người, và đã bất giác hay tự giác ảnh hưởng một cách ngấm ngầm vào tư duy, tập tục, hành động, tín ngưỡng và tình cảm của mọi người.

Các bạn thân mến, trên đây Sảnh Hoa vừa giới thiệu với quý vị và các bạn về Khổng Tử- Người sáng lập học phái Nho gia. Vào giờ này tuần sau, Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý vị một Nhà hiền triết cổ đại khác cũng rất nổi tiếng của Trung Quốc, hoan nghênh quý các bạn đón nghe.

Hộp thư kỳ này xin tạm khép lại tại đây, xin chào và tạm biệt các bạn.

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn