Tiếng Việt Nam

NHÀ HÁT LỚN QUỐC GIA TRUNG QUỐC VÀ BẢN NHẠC “HOA NHÀI”

criPublished: 2021-06-04 15:13:41
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Ngày 19 tháng 12 năm 2008, Nhà hát lớn Quốc gia Trung Quốc đoạt giải thưởng “Lỗ Ban”, một giải thưởng lớn của ngành kiến trúc Trung Quốc, tháng 10 năm 2009 được bình chọn là một trong 100 công trình kinh điển và tinh phẩm Quốc gia chào mừng kỷ niệm 60 năm quốc khánh Trung Quốc.

Là một trong những kiến trúc hiện đại tiêu trí của thủ đô Bắc Kinh, Nhà hát lớn Quốc Gia Trung Quốc thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn hảo hạng và hoành tráng.

Rất nhiều chương trình ca múa nhạc hý kịch có trình độ cao của các đoàn nghệ thuật quốc tế và quốc gia trình diễn trên sân khấu của nhà Nhà Hát Lớn quốc gia Trung Quốc đã làm đông đảo khán giả phải ngưỡng mộ và hâm mộ. Ngày thường lúc không tổ chức biểu diễn, nhà hát này mở cửa đón khách vào thăm quan kiến trúc bên trong rất hoành tráng, nghệ thuật và đẹp mắt.

Nếu quý vị và các bạn có dịp đến du lịch Bắc Kinh, đừng quên đưa Nhà Hát Lớn Quốc gia vào trong lịch trình du lịch của mình nhé.

Nếu bạn đang có mặt bên máy thu thanh, nếu bạn là thính giả thường xuyên của Đài phát thanh Quốc Tế Trung Quốc trong giây phút này, chắc bạn đã phát hiện, giai điệu nhạc nền là bản nhạc “Hoa Nhài” cải biên theo dân ca Giang Tô Trung Quốc.Đây là bản nhạc nổi tiếng được cải biên từ bài dân ca "好一朵美丽的茉莉花""Bông Hoa nhài xinh đẹp" rất quen thuộc đối với đông đảo người dân Trung Quốc.

Sau đây, Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý vị nguồn gốc bản nhạc “Hoa Nhài” nổi tiếng này theo yêu cầu của bạn P-T-P.

Mùa đông năm 1942, Đoàn Kịch Đại chúng Hoài Nam Tân Tứ Quân đến biểu diễn dưới chân núi Kim Ngưu Lục Hợp thành phố Nam Kinh tỉnh Giang Tô. Nhà soạn nhạc Hà Phỏng cùng đi theo đoàn đã đến thăm một nghệ nhân đàn hát địa phương có tiếng tăm, ông nghệ nhân này vừa đàn vừa hát bài dân ca “Tiên Hoa Điệu”, nhạc sĩ Hà Phỏng liền say sưa trước giai điệu bài dân ca này, ông liền bỏ ra cả nửa ngày để ghi lại làn điệu bằng nhạc số, rồi mô phỏng ông nghệ nhân mà lớn tiếng ca vang. Vì bài dân ca “Tiên Hoa Điệu” xuất xứ từ trong dân gian, cho nên nói chung còn sơ sài. Để giai điệu bài dân ca trở nên mượt mà hơn, nhạc sĩ Hà Phỏng liền suy đi ngẫn lại, rồi bắt tay vào việc cải biên bản nhạc này, “Tiên Hoa Điệu” miêu tả ba loài hoa, ông liền lược lại ca từ, sửa thành chỉ miêu tả hoa nhài mà thôi, rồi đặt tên bản nhạc này là “Hoa Nhài”. Năm 1957, trong hội diễn văn nghệ toàn quân diễn ra ở Bắc Kinh, nhạc sĩ Hà Phỏng bố trí Đoàn ca múa nhạc Tiền Tuyến lần đầu tiên cho ra mắt bản nhạc này liền gây tiếng vang trong đông đảo khán giả.

Năm 1959, nhạc sĩ Hà Phỏng lại cải biên và chau chuốt thêm cho bản nhạc này, rồi lại mang đi Bắc Kinh biểu diễn, bản nhạc liền nhanh chóng phổ biến ra khắp cả nước Trung Quốc, rồi lại đi ra thế giới, dần dần "Hoa Nhài" trở thành bản nhạc dân ca Trung Quốc lưu hành nhất trên thế giới. Ngày nay bản nhạc "Hoa Nhài" thường được dạo lên trong các hoạt động hoặc lễ hội quan trọng của Trung Quốc. Nhạc khúc "Hoa nhài" đã được chọn làm nhạc nền cho bộ phim tuyên truyền tại Triển lãm Quốc tế Thượng Hải năm 2010 do nhà làm phim Trung Quốc Trương Nghệ Mưu đạo diễn. Từ lâu, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã sử dụng một đoạn đã được cải biên của bản nhạc "Hoa nhài" để làm nhạc kết thúc của chương trình.

Bản Nhạc “Hoa Nhài” từng nhiều lần ra mặt trên sân khấu Nhà hát lớn Quốc gia Trung Quốc.

Lại đến thời điểm Sảnh Hoa khép lại kỳ Hộp thư thính giả rồi, xin chào và hẹn gặp lại các bạn.

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn