Tiếng Việt Nam

LẠI TRUNG THU TRĂNG TỎ -MẠNH TỬ- ĐƯỢC TÔN LÀ “Á THÁNH”

criPublished: 2021-06-04 15:21:25
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Mạnh Tử từng theo học với Tử Tư tức là cháu của Khổng Tử. Sau khi ăn học thành tài, Mạnh Tử từng đặt chân đến các nước Lương(Ngụy), Tề, Tống, Đằng và Lỗ. Tuy Mạnh Tử đến các nước đó từng được hưởng đãi ngộ như vàng bạc, song, mấy nước lớn đều dốc sức cho việc nước giàu binh mạnh, hòng thực hiện thống nhất bằng bạo lực, bởi vậy mà học thuyết “Nhân chính” (tức là cai trị đất nước bằng biện pháp nhân đức) của Mạnh Tử không được áp dụng. Mạnh Tử từng nhiều lần đi ngao du để thuyết phục vua các nước lớn như Tề Tuyên Vương, Lương Huệ Vương v v... nhưng rồi rốt cuộc ông cũng không được trọng dụng. Trong số đó chỉ mỗi có Đằng Văn Công là có hứng thú đối với học thuyết của Mạnh Tử. Thế nhưng Đằng chỉ là nước nhỏ, Mạnh Tử rất khó phát huy vai trò của mình.

Sau khi gặp trắc trở trong quá trình du thuyết các nước chư hầu, khiến Mạnh Tử quyết định đi theo con đường viết sách và dạy học như Khổng Tử. Ông đem những chủ trương chính trị, lý luận triết học, cương lĩnh giáo dục chỉnh lý thành sách, đó chính là cuốn “Mạnh Tử” được lưu truyền cho đến ngày nay.

Trong thời đại Mạnh Tử sinh sống, học thuyết Trăm nhà đua tiếng, học thuyết của Dương Chu, Mặc tử v v ...được thiên hạ tiếp thu rộng khắp. Mạnh Tử liền đứng trên lập trường Nho gia phê phán kịch liệt các học thuyết nói trên. Mạnh Tử kế thừa và phát triển tư tưởng Khổng Tử, đưa ra một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh, có sự ảnh hưởng hết sức to lớn đối với muôn đời sau. Sau khi nhà sử học thời nhà Hán Tư Mã Thiên xếp Khổng Tử ngang hàng với Mạnh Tử, người đời sau liền gọi học thuyết của Khổng Tử và Mạnh tử là học thuyết Khổng Mạnh. Từ sau thời nhà Tống, các nhà thống trị đã đưa “Mạnh Tử ” và “Luận Ngữ ” của Khổng Tử làm “Kinh điển” phải đọc, bởi vậy Mạnh Tử được tôn làm “Á Thánh” có nghĩa là chỉ xếp sau Khổng Tử.

Học thuyết Nho gia lấy “nhân, nghĩa, lễ, nhạc” làm trung tâm, một mặt chủ trương đẳng cấp, danh phận, giữ gìn trật tự thống nhất phong kiến, một mặt nhấn mạnh “lấy dân làm gốc”, yêu cầu phải chiếu cố tới tư tưởng của nhân dân. Mạnh Tử kế thừa và phát triển tư tưởng “ Nhân”, ông đã đưa “Nhân” theo nguyên tắc luân lý thúc đẩy chính trị xã hội, nhấn mạnh “Nhân chính”, phản đối chiến tranh.

Mạnh Tử đưa ra nguyên lý chính trị “Dân vi quý, quân vi khinh”, ông cho rằng, “quân” mà tàn sát dân, thì không nên coi là “quân”. Mạnh Tử giáo dục “sĩ” (tức phần tử trí thức) phải quan tâm đến nỗi khổ của nhân dân. Bởi vậy, để hành đạo, các “Sĩ” cẩn phải làm “Sĩ” (làm quan).

Mạnh Tử rất coi trọng việc tu dưỡng cho bản thân, Mạnh Tử chủ trương, một người sống trên đời nên “bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất” có nghĩa là không nên thay đổi ý trí trước nghèo nàn, không nên truỵ lạc trước phú quý, không nên khuất phục trước uy võ. Ý chí đại trượng phu này đã khích lệ biết bao anh hùng hào kiệt. Mạnh Tử đề xướng coi trọng tình nghĩa, coi nhẹ lợi ích, nhắc nhở mọi người làm bất cứ việc gì cũng không nên vong ơn bội nghĩa, tư tưởng này, đã tôi luyện biết bao quan chức liêm chính thanh khiết trong suốt mấy ngàn năm qua. Mạnh Tử còn đề xướng tư tưởng trọng già yêu trẻ.

Tóm lại, quan niệm đạo đức, quan niệm luân lý của Mạnh Tử đã được truyền nối hết đời này qua đời khác, đã ăn sâu vào trong tâm lý dân tộc, nền nếp đạo đức, phong tục tập quán xã hội của dân tộc Trung Hoa, đã đóng vai trò rất lớn vào sự ổn định xã hội cũng như phát triển tinh thần dân tộc.

Tất nhiên, tư tưởng Mạnh Tử cũng có mặt bất cập. Mạnh tử coi quan điểm đạo đức đại diện cho lợi ích của giai cấp thống trị là quan điểm đạo đức chung của nhân loại, chia “lao tâm giả” (những người lao động trí óc) và “lao lực giả” (những người lao động chân tay) làm hai đẳng cấp. Cho rằng, “Lao tâm giả trị nhân, lao lực giả trị vu nhân” (người lao động trí óc thống trị người khác, người lao động chân tay bị người khác thống trị) là “thiên hạ chi thông nghĩa” là (nghĩa thông thiên hạ), đã tạo nên căn cứ lý luận cho giai cấp bóc lột áp bức nhân dân lao động.

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn