Tiếng Việt Nam

Bài hát “Ngợi Ca Hồng Mai” và đôi nét về “Truyện Kiều” theo yêu cầu thính giả

criPublished: 2021-06-04 15:22:09
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Hai bạn K-T và T-T-N thân mến, cảm ơn các bạn đã đón nghe và thích hai bài tản văn “Tấm Lưng ” và “Vội Vã” của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Chu Tự Thanh. Đặc điểm tản văn của nhà văn Chu Tự Thanh ngắn gọn, xúc tích, nhưng ẩn chứa nội hàm sâu xa và tích cực, lại thêm ngôn từ mượt mà, dễ hiểu dễ nhớ nên được nhiều độc giả trẻ tuổi yêu thích. Chị Ngọc Ánh đã chọn lọc và đưa một số bài tản văn của nhà văn Chu Tự Thanh vào cuốn sách dịch NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐI CÙNG NĂM THÁNG do nhà Xuất bản Văn Học Việt Nam xuất bản và phát hành tại Việt Nam, nhiều độc giả gửi tin nhắn mong được sở hữu cuốn sách này và sách chị Ngọc Ánh đã dịch, nếu bạn muốn tư vấn thông tin liên quan, mời bạn viết tin nhắn cho Hộp thư Ngọc Ánh trên FB.

Bạn H-L yêu thích văn học, muốn tìm hiểu về nguồn gốc của cuốn “Kim Vân Kiều Truyện” đã được đại thi hào Nguyễn Du hoàn chỉnh bằng hình thức thơ lục bát.

Bạn H-L thân mến, rất mong bạn lúc này đang có mặt bên máy thu thanh đón nghe mục Hộp thư Thính giả Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Sau đây Mẫn Linh xin đáp ứng yêu cầu của bạn: Nguồn gốc của cuốn “Kim Vân Kiều Truyện” là một đề tài học thuật lý thú và cần tìm hiểu, rất nhiều bài viết giới thiệu liên quan đã đăng tải trên nhiều sách báo tạp chí văn học ở Việt Nam.

“Kim Vân Kiều truyện《金云翘传》”ở Việt Nam gọi là“Truyện Kiều”được mệnh danh là một trong những tác phẩm kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại Việt Nam kể từ khi tác phẩm này chào đời.Đề tài cốt truyện của “Kim Vân Kiều truyện” là xuất xứ từ Trung Quốc, Phiên bản Trung Quốc là thể loại truyện chương hồi có tên là“Song Kỳ Mộng”, gồm 4 cuốn 20 hồi, tác giả là Thanh Tâm Tài Nhân biên soạn, thành sách vào những năm vua Thuận Trị và Khang Hy đời nhà Thanh.

Sau do Nguyễn Du – đại thi hào của Việt Nam sáng tác thành “Truyện Kiều” bằng thể thơ lục bát, là sự kết hợp từ những tinh hoa của nhiều thể loại văn học mang đến giá trị nhân văn sâu sắc. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814–1820). Lại có thuyết nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng cuối thời Lê đầu thời Tây Sơn. Ngay sau khi ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi. Hai bản in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn Đường (1871) và bản của Duy Minh Thị (1872), đều ở thời vua Tự Đức.

“Kim Vân Kiều truyện”

Truyện Kiều, thể thơ lục bát gồm 3254 câu, lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (từ năm 1521 tới năm 1567). Có một số nhân vật như tổng đốc Hồ Tôn Hiến, kỹ nữ Vương Thúy Kiều, nhân vật Từ Hải là có thật trong lịch sử.

Bản in khắc đầu tiên năm 1920 có tựa chính thức là“Đoạn trường tân thanh” chữ Hán:(断肠新聲), có nghĩa là” tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột”.

Truyện Kiều là tác phẩm văn học đã đi vào nhà trường ở Việt Nam, hầu như học sinh nào cũng biết thuộc lòng những câu những đoạn trong Truyện Kiều. Trong khi đó, Truyện Kiều cũng trở thành tác phẩm văn học nước ngoài được giới thiệu trong sách Ngữ Văn Trung Quốc, đặc biệt đã trở thành đề tài nghiên cứu văn học Việt Nam của các sinh viên Trung Quốc theo học chuyên ngành tiếng Việt Nam. Điều cần nói thêm rằng: Nhiều năm qua, xuất phát từ sự tôn kính và cảm phục đại thi hào Nguyễn Du, đi đôi với công tác giảng dạy, cô Triệu Ngọc Lan giáo sư chuyên ngành tiếng Việt Đại học Bắc Kinh đã đi sâu vào nghiên cứu Truyện Kiều và dày công chuyển ngữ Truyện Kiều sang tiếng Trung, để cho độc giả Trung Quốc có dịp đọc, thưởng thức và nghiên cứu tác phẩm kinh điển này.

Đã đến thời điểm Mẫn Linh xin tạm biệt các bạn, chúc các bạn luôn an khang.

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn