Tiếng Việt Nam

MỘT SỐ NHÀ SƯ NỔI TIẾNG SỚM NHẤT TRONG LỊCH SỬ TRUNG QUỐC

criPublished: 2021-06-04 16:09:28
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Sảnh Hoa thân chào quý thính giả và các bạn đang đúng hẹn theo dõi mục Hộp thư trên sóng và trên mạng Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc. Mong chuyên mục này trở thành cẩm nang để quý vị tìm hiểu về Trung Quốc xưa và nay.

Các bạn thân mến, nhân dân Trung Quốc có quyển hưởng tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo. Trong các loại tôn giáo, Phật giáo truyền vào Trung Quốc tương đối sớm và thịnh hành diện rộng nhất. Sau đây, Sảnh Hoa xin giới thiệu với các bạn một số nhà sư nổi tiếng sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Phật giáo truyền vào Trung Quốc qua hai tuyến đường: Một tuyến từ đường bộ phía Tây, còn một tuyến qua đường biển phía Nam Hải. Nói chung, Phật giáo truyền vào Trung Quốc từ thời kỳ Đông Hán Minh đế (trên ngôi từ năm 58 đến năm 75 trước công nguyên ).

Theo đà Phật giáo ngày càng có sự ảnh hưởng sâu rộng ở Trung Quốc, nhiều người cảm thấy không hài lòng trước kiến thức quá nông cạn và đơn giản về Phật giáo do các tăng lữ ở Tây vực giảng giải, họ mong có thể đi đến tận Ấn độ, nơi bắt nguồn của Phật giáo, để tìm hiểu rõ ngọn ngành những điều bí ẩn trong Phật pháp. Thế nhưng nẻo đường từ Trung Quốc đến Ấn Độ quá xa xôi và gian nan. Để tìm hiểu cho được Phật pháp, một số người dũng cảm không sợ gian nguy đã dấn thân lên con đường đi sang Ấn độ. Họ chính là các nhà Sư đeo đuổi Phật pháp.

Nhà Sư Nghĩa Tịnh thời nhà Đường (635-713) viết hai cuốn “Đại Đường Tây vực cầu pháp cao tăng truyện” đã ghi chép truyện ký của 56 nhà Sư đeo đuổi Phật pháp, mà 56 nhà sư này chỉ là một số rất ít trong số rất đông nhà Sư đeo đuổi Phật pháp hồi đó.

Nói đến các nhà sư đeo đuổi Phật pháp, trước hết mọi người liền liên tưởng ngay đến Nhà Sư Huyền Trang Tam Tạng. Đã nói đến Nhà sư Huyên Trang thì không thể tách rời với tiểu thuyết “Tây du ký”.

Số các nhà Sư viết du ký rất nhiều, nhưng những sách du ký ghi chép về họ còn được bảo tồn thì rất ít. Trước nhà Sư Huyền Trang, còn có nhà Sư Pháp Hiển, sau đó là Nhà Sư Nghĩa Tịnh.

Hai nhà Sư Pháp Hiển và Huyền Trang đều trải qua muôn vàn gian khó mới đến được nước Thiên Trúc, tức là Ấn Độ, sau khi cư ngụ ở đó nhiều năm rồi mới về nước. Hai vị đều xuất phát từ cố đô Tràng An, nhà Sư Pháp Hiển 64 tuổi xuất phát vào năm 339 , Nhà Sư Huyền Trang 27 tuổi xuất phát vào năm 629, thời gian xuất phát của hai vị cách nhau những 230 năm.

Nhà Sư Huyền Trang lên đường vào năm thứ 3 Trinh Quan Đường Thái Tông, tức năm 629 công nguyên, đây là những năm đầu thời kỳ hưng thịnh của thời nhà Đường. Khi nhà Nhà Sư Hiển Pháp lên đường, cũng đúng vào lúc 16 nước Ngũ Hồ chia rẽ nhau. 16 năm sau Nhà Sư Huyền Trang về nước, vào lúc đã ngoài 40 tuổi, Nhà Sư Pháp Hiển sau 13 năm mới trở về, lúc đó ngài đã gần 80 tuổi.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn