Tiếng Việt Nam

Mạn đàm về “Ngày của Mẹ”

criPublished: 2022-05-09 20:12:33
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

“Ngày của Mẹ” là Chủ nhật tuần thứ hai của tháng 5, năm nay rơi đúng chủ nhật ngày 8/5. Mặc dù cội nguồn “Ngày của Mẹ” đến từ phương tây, nhưng theo đà thời đại hội nhập, không biết từ bao giờ “Ngày của Mẹ” đã trở thành ngày lễ ấm áp để bày tỏ lòng tri ân dành cho mẹ sớm hôm vất vả, hiến dâng rất nhiều cho chồng con và gia đình mà không bao giờ kể công.

“Ngày của Mẹ” là ngày để tất cả những người làm con có dịp cảm tạ công ơn của mẹ. Về cội nguồn của “Ngày của Mẹ” xuất hiện sớm nhất vào ngày 8 tháng 1 hằng năm thời Hy Lạp cổ đại, nhưng ở các nước Mỹ, Ca-na-da, Trung Quốc và một số nước khác, thì “Ngày của Mẹ” thường vào tuần chủ nhật thứ hai tháng 5 hằng năm. Trong “Ngày của Mẹ”, con cái thường tặng cho mẹ bó hoa Cẩm chướng, để chúc mừng và cảm ơn mẹ. Hoa Cẩm Chướng luôn được ví là hoa Người mẹ. Nhiều nước trên thế giới, con cái tặng mẹ bó hoa Cẩm Chướng nhân “Ngày của Mẹ”, nhưng ở Trung Quốc thì trong “Ngày của Mẹ”, các con thường tặng mẹ bó hoa Cỏ Tuyên, còn gọi là hoa Vong ưu, có nghĩa là hoa quên nỗi buồn, hơi khác với các nước phương Tây, bởi nó liên quan đến lịch sử lâu đời của Trung Quốc.

Hoa Vong ưu còn gọi là hoa Cỏ Tuyên, hoa Kim Châm, hoa Rau vàng, đã được trồng lâu năm tại Trung Quốc. "Thi Kinh”, tập thơ đầu tiên của Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm có câu: "Phòng phía bắc âm u, có thể có cỏ Tuyên". Phòng phía bắc chính là phòng ngủ của bà chủ nhà, tượng trưng cho người mẹ trong gia đình. Cho nên ngày xưa những người con thường bày tỏ lòng hiếu thảo của mình với mẹ bằng đóa hoa Cỏ Tuyên, và cũng là để bày tỏ nỗi niềm nhớ nhung của những người con đi xa đối với mẹ. Tình cảm của người Trung Quốc xưa kia dành cho hoa Cỏ Tuyên thường gói ghém cả nền văn hóa truyền thống, phong tục tập quán và tình cảm ruột thịt. Cho nên hoa Cỏ Tuyên còn được gọi là “Hoa Người mẹ”. Về sau có người thiếu phụ trồng hoa Cỏ Tuyên ở trước cửa phòng phía bắc để giải nỗi sầu bởi người chồng đi chinh chiến xa nhà, rồi nên về sau mọi người lại gọi hoa Cỏ Tuyên này là "Cỏ Vong sầu".

Loài hoa rất bình thường này đã gói ghém nhiều nội hàm văn hóa, nhưng đáng tiếc là, rất nhiều bạn trẻ Trung Quốc ngày nay hình như không biết mấy đến nguồn gốc văn hóa của hoa Cỏ Tuyên, họ chỉ cho rằng, cũng như các nước châu Âu, hoa Cẩm chướng mới là loài hoa tượng trưng cho người mẹ .

Nhà thơ Mạnh Giao vào giữa thời nhà Đường Trung Quốc suốt đời sáng tác nhiều bài thơ về người con xa nhà nhớ mẹ, trong đó có bài thơ viết về hoa Cỏ Tuyên như sau :

Cỏ Tuyên mọc đầy thềm

Người con đi xa nhà

Mẹ hiền đứng ngoài thềm

Không thấy hoa Tuyên đâu

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn