Tiếng Việt Nam

Câu chuyện Trung Quốc đằng sau phim tài liệu “Nhà máy Mỹ” đoạt giải Oscar

criPublished: 2021-06-04 14:20:37
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Về việc bộ phim đầu tay sau khi chuyển sang lĩnh vực truyền hình giải trí đoạt giải thưởng lớn, cựu Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma ngay lập tức đã bày tỏ vui mừng trên tài khoản mạng xã hội viết: Chúc mừng hai đạo diễn Steven Bognar và Julia Reichert xây dựng bộ phim “Nhà máy Mỹ”, kể về một câu chuyện cảm động, thể hiện kinh tế bấp bênh tác động mạnh mẽ đối với nhân loại.” Vợ chồng cựu tổng thống Mỹ thành lập Công ty Higher Ground Productions vào năm 2018, dự định hợp tác với dịch vụ truyền hình trực tuyến Netflix và đưa ra 7 bộ phim trong xê-ri của hãng này, ông Ô-ba-ma viết: “Rất vui nhận thấy hai đạo diễn tài hoa, thẳng thắn và hiền lành đã đoạt giải Oscar với bộ phim đầu tiên trong xê-ri phim của hãng Higher Ground Productions”.

Từ tháng 2/2015 đến tháng 12/2017, bộ phim tài liệu “Nhà máy Mỹ” trải qua thời gian 3 năm, thời lượng quay hình hơn 1200 giờ, kể về câu chuyện Công ty Thủy tinh Phúc Diệu Trung Quốc mở nhà máy tại Mỹ và mang lại việc làm cho địa phương, nói lên hoàn cảnh khó khăn kinh tế của Mỹ trong “lĩnh vực rỉ sét”, phản ánh khoảng cách văn hóa giữa hai nước Trung-Mỹ.

Để ê-kíp làm phim Mỹ quay phim một cách công khai và minh bạch

“Cảm ơn ông Tào Đức Vượng!” tại lễ trao giải cùng ngày, đạo diễn Steven Bognar và Julia Reichert đã gửi lời cảm ơn bằng tiếng Trung khi nhận giải thưởng.

Khi trả lời phỏng vấn, ông Tào Đức Vượng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Công nghiệp Thủy tinh Phúc Diệu cho biết: “Ban đầu rất ít người ủng hộ việc quay phim ở nhà máy, vì ê-kíp Mỹ yêu cầu công khai triệt để về mọi mặt. Khi ký hợp đồng, người dựng phim nói vói tôi rằng, ông Vượng, chúng tôi làm phim tài liệu, không thể tùy tiện cắt bớt hình quay, hơn nữa, biên tập phim là quyền tự do của chúng tôi, nội dung công chiếu cuối cùng sẽ do chúng tôi quyết định. Tôi nói với họ, công việc chúng tôi làm mà các bạn đã quay được đều có thể công chiếu, nhưng các bạn đừng bôi nhọ tôi. Họ đã cười và nói, ông phải tin tưởng chúng tôi, sẽ không có chuyện đó đâu.”

“Ê-kíp làm phim vào nhà máy quay phim công khai, vừa có mặt tốt, cũng sẽ bộc lộ những bất cập đòi hỏi chúng tôi phải cải thiện.” Ông Tào Đức Vượng nêu ví dụ, như chế độ điểm danh buổi sáng của nhà máy Trung Quốc ở huyện Phúc Thanh, tỉnh Phúc Kiến của Công ty Phúc Diệu. “Tôi không biết họ đã quay hình vào lúc nào, hồi đó thực sự có quy định điểm danh báo số, hiện đã không còn.” Ông Tào Đức Vượng cho biết, chế độ điểm danh buổi sáng lúc đó trên thực tế là: khi đến giờ làm, giám đốc nhà máy sẽ họp với các trưởng phòng sản xuất, thông báo các yêu cầu như hôm nay sẽ làm việc gì, làm cho khách hàng nào, có yêu cầu đặc biệt gì v.v. vì xe hơi trên phạm vi toàn cầu chia thành 4 dòng xe, hôm qua làm dòng xe châu Âu, hôm nay làm dòng xe Mỹ, đòi hỏi khác nhau. Chế độ điểm danh còn có một vai trò là kiểm tra trưởng phòng sản xuất đã chuẩn bị sẵn tinh thần làm việc hay chưa.

“Nhưng đến ngày quay phim, trong khi điểm danh nhân viên báo số 1,2,3,4, đã gây cảm giác như quản lý quân sự hóa. Nhưng không sao, tôi đã hứa với các bạn, đã ghi hình thì để lại.” Ông Tào Đức Vượng nói: “Đến cuối tháng 8, đạo diễn đưa bản phim nghiệm thu cho tôi xem và hỏi ý kiến, tôi không có ý kiến gì, các nội dung đã quay hình theo thỏa thuận đều có thể công chiếu.”

“Từ việc quay phim tài liệu đến việc quản lý nhà máy ở Mỹ, tôi cảm thấy vấn đề lớn nhất giữa hai nước Trung-Mỹ, là sự trao đổi và hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên chưa đủ.”Ông Tào Đức Vượng nói, người Mỹ thích cách nói thẳng, theo đuổi phương thức công khai, minh bạch để bảo vệ quyền công bằng, công chính của họ, các doanh nghiệp vốn Trung Quốc phải học và thích ứng điều này.

“Rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ở Mỹ dứt khoát phải giải quyết vấn đề này, đừng nên giấu giếm, tự cho mình thông minh.” Ông Tào Đức Vượng giới thiệu kinh nghiệm, “ví dụ, khi triển khai dự án tôi sẽ trao đổi với các nhân viên Mỹ, công việc này chúng ta sẽ làm như vậy trong giai đoạn này, bước tiếp theo sẽ làm như thế nào, nếu như làm theo cách làm của bạn không đủ thời gian, chúng ta có thể hoàn thành trong thời gian bao lâu. Đối với những việc không làm nổi, tôi sẽ cho các nhân viên biết đang tồn tại vấn đề gì, bạn dành một ít thời gian cho tôi, tôi sẽ giải quyết đúng theo kế hoạch.”

首页上一页123全文 3 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn