Tiếng Việt Nam

Niềm mong ước về cuộc sống khá giả của người dân Tô Châu xưa nay: Văn hoá phồn vinh hơn, xã hội hài hoà hơn

criPublished: 2021-06-04 15:17:02
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Năm nay là năm quyết thắng xây dựng xã hội khá giả toàn diện, công kiên thoát nghèo. Trong lòng người dân Trung Quốc, thế nào là cuộc sống khá giả? Làm thế nào để thực hiện xã hội khá giả toàn diện? Tại thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, thành phố trung tâm của vùng châu thổ sông Trường Giang, đông đảo người dân Tô Châu với ngành nghề khác nhau và thời đại khác nhau đã kể lại “cuộc sống khá giả” trong đôi mắt và đáy lòng của họ. Tại thành phố nổi tiếng về văn hoá lịch sử và ở khu vực xung quanh này, người dân càng chú trọng “cuộc sống khá giả” giàu tinh thần phong phú hơn. Văn hoá phồn vinh hơn, xã hội hài hoà hơn là niềm mong ước về “cuộc sống khác giả” của họ. Trong chương trình Trung Quốc ngày nay kỳ này, Sảnh Hoa xin mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu nội dung chi tiết:

Khu phố văn hoá lịch sử ở đường Bình Giang, thành phố Tô Châu, tại Nhà Bảo tàng Côn Khúc. Ở đây đang biểu diễn mang đặc sắc lâm viên “Phù sinh lục ký”, hàng ngày, du khách nhộn nhịp. Ông Chu là một “người Tô Châu gốc” năm nay 41 tuổi.

“Hiện nay, cuộc sống chúng tôi ngày càng giàu có, nên những điều mà chúng tôi theo đuổi ngày càng cao nhã, ngày càng giàu nội hàm văn hoá”.

Là “người Tô Châu thế hệ mới”, cô Lý “thế hệ 9X” cũng bày tỏ niềm mong ước như vậy. Chị nói với phóng viên rằng, hồi học cấp II, chị lần đầu tiên nghe thấy cụm từ cuộc sống “khá giả”, lúc đó, chị Lý thấy “cuộc sống khá giả” là có thể được ăn uống thỏa thích. Hiện nay, chị Lý đã có sự hiểu biết hoàn toàn mới đối với cuộc sống “khá giả”.

“Tôi cho rằng, cuộc sống khá giả là trong khi đáp ứng nhu cầu ấm no, còn phải đáp ứng về mặt tinh thần. Là người Tô Châu mới, tôi thấy phát triển xây dựng văn minh tinh thần Tô Châu khá tốt, khá nhiều người thích văn nghệ, thí dụ đến tham quan các hiệu sách hot trên mạng, đi vẽ tranh trên đường Bình Giang”.

Thành phố như vậy, còn các thị trấn hay thôn làng thì sao? Tại làng Vĩnh Liên, thị trấn Nam Phong ở Tô Châu từng là nơi có diện tích nhỏ, dân số ít, kinh tế lạc hậu. Trong tiến trình cải cách mở cửa, làng Vĩnh Liên đã nắm bắt cơ hội phát triển, hiện đã trở thành một trong những làng hành chính với diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, thực lực kinh tế mạnh nhất. Khi gặp phóng viên, cụ Trương Chí Minh, cư dân làng Vĩnh Liên năm nay 75 tuổi đang nghỉ mát trong đình nghỉ mát. Ông nói:

“Vui quá!Cuộc sống ngày càng tốt lên, không lo ăn, không lo mặc, không lo ở. Ngày trước tôi làm công vất vả tại Nhà máy sản xuất thiết bị nông nghiệp. Lúc đó làm việc vất vả, cũng ăn không no, nhà cửa không tốt. Hiện nay không cần làm việc, có ăn, có mặc, có ở, cái gì cũng không lo”.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn