Tiếng Việt Nam

Thầy cô Trung Quốc dạy tôi "Muốn làm kịch trước hết hãy làm người"

CRIPublished: 2022-06-28 10:16:51
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

“Nếu chỉ nói ‘Tôi đam mê sân khấu lắm, tôi yêu sân khấu, tôi sẽ sống chết với những vai diễn” ’nhưng không có chuyên môn hay trình độ cơ bản thì khó có thể đi xa. Nền tảng cùng với sự khổ luyện mới có thể mang lại những thành quả. Nhưng cho dù khổ luyện mà không có đam mê cũng không thể nào làm được. Sân khấu không giống như trên truyền hình có thể cắt ghép, chỉnh sửa hình ảnh và có thể quay lại được. Trên sân khấu bản thân người diễn viên phải đối diện với khán giả bằng chính tài năng của họ. Tài năng đó ban đầu chỉ là năng khiếu thôi, phải rèn luyện, khổ luyện bằng tất cả niềm đam mê của mình thì mới trở thành tài năng.”

Các tác phẩm kịch, điện ảnh đều có sự thú vị đặc sắc. Đắm mình trong từng vai diễn, có thể sống với nhiều mảnh đời, số phận, tính cách. Đó là điều thú vị chỉ nghệ thuật nói chung và ngành diễn viên nói riêng mới có thể mang lại được.

Khi học Diễn viên Kịch, Điện ảnh – Truyền hình, suy nghĩ của Diệu Anh cũng trở nên tinh tế, sinh động hơn. Có thể nhìn thấy mọi thứ trong cuộc đời và giải mã theo cách của mình.

Diệu Anh cho biết,nghệ thuật sân khấu Trung Quốc trải dài theo nhiều giai đoạn lịch sử Việt Nam trước và trong thế kỷ XX.

Kịch tiêu biểu của Trung Quốc trong thời cận đại và hiện đại, được dịch và công bố ở Việt Nam khá nhiều, góp phần giao lưu hiệu quả về quan điểm thẩm mỹ, phương pháp phản ánh, xử lý nhân vật và kỹ thuật dàn dựng... đối với nền sân khấu Việt Nam.

“Có thể nói, mối quan hệ của sân khấu Trung Quốc với sân khấu kịch hát truyền thống Việt Nam trước thế kỷ XX, là mối quan hệ có từ lâu đời, giúp Việt Nam sáng tạo nên nền nghệ thuật sân khấu truyền thống giàu bản sắc. Sân khấu Việt Nam đã và đang tiếp thu tinh hoa của một nền văn hóa phong phú, một nền sân khấu đặc sắc chứa nhiều điều kỳ diệu của kịch nói Trung Quốc bằng nhiều cách và nhiều phương diện... Điều này vô cùng quý giá vì qua những tiếp thu đó, nền sân khấu của Việt Nam được phát triển một cách phong phú.

Các vở kịch nói Trung Quốc được dịch lại và truyền cảm hứng tới sân khấu kịch nói Việt Nam: "Nguyên Dã", "Người Bắc Kinh", "Lôi Vũ", "Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài",... Diệu Anh tự nhận ra là thật may mắn vì mình cũng được thầy cô hướng dẫn làm những vở kịch nổi tiếng của Trung Quốc như: "Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài", "Gia", "Âm Luyến Đào Hoa Nguyên"...

首页上一页123全文 3 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn