Tiếng Việt Nam

Cô lấp đầy khoảng trống trong lĩnh vực này

CMGPublished: 2023-03-15 09:55:10
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

PGS Hạ Lộ đã cống hiến nhiều năm cho việc giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Việt Nam, cô đã dịch các cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Việt Nam như: "Nỗi buồn chiến tranh" và "Số đỏ" rất được độc giả Trung Quốc yêu thích.

"Trong công trình biên dịch kho thơ ca kinh điển của các nước dọc tuyến "Vành đai và con đường" lần này, tôi phụ trách về phần thơ ca Việt Nam, cảm thấy rất vinh dự cũng như thấy có trách nhiệm to lớn. Các thế hệ Việt Nam đều coi trọng sáng tác thơ ca, tác phẩm thơ ca của Việt Nam rất rực rỡ và đồ sộ nhưng do giới hạn trong khuôn khổ chương trình nên tôi chỉ chọn những tác phẩm mang tính tiêu biểu nhất để giới thiệu, để độc giả Trung Quốc hiểu được thể loại và đề tài thơ ca Việt Nam, có những bài thơ nào liên quan đến Trung Quốc. Hy vọng thông qua ấn bản "Tuyển tập thơ Việt Nam" sẽ tăng cường hơn nữa giao lưu văn hóa và văn học giữa giữa Trung Quốc và Việt Nam "

"Tuyển tập thơ Việt Nam" được chia thành hai phần: cổ đại và đương đại. Những bài thơ cổ đại là những tác phẩm nổi tiếng đã được lưu truyền qua hàng nghìn năm ở Việt Nam, chẳng hạn như bài thơ "Quốc Tộ" (Vận nước) và "Truyện hoa tiên". Tôi chọn tổng cộng 5 bài thơ của Nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Du của Việt Nam trong đó có trích đoạn trong "Truyện Kiều" và hai bài thơ bằng chữ Hán là "Độc Tiểu Thanh Ký" và "Tương Đàm Điếu Tam Lư Đại Phu".

"Lý do tôi lựa chọn những bài thơ liên quan đến Trung Quốc là để độc giả Trung Quốc hiểu Trung Quốc dưới con mắt của các nhà thơ Việt Nam và đứng ở một góc độ khác để nhìn nhận văn hóa và văn học của mình. "Tiểu Thanh Ký" là một tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc thời nhà Minh kể về câu chuyện bi thảm của một người con gái tài hoa tên là Tiểu Thanh, cô bị một người phụ nữ lớn tuổi hành hạ đến chết bởi sự ghen tuông

"Xương Đàm Điếu Tam Lư Đại phu’ là bài thơ tưởng nhớ Khuất Nguyên, nhà thơ nổi tiếng thời cổ đại ở Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Lại ví dụ như, tôi chọn bài thơ "Khi đi Áo Môn" của Lý Văn Phức và "Để Trường Sa vãn bạc" của Phan Huy Chú, là bởi vì hai người bọn họ đều là sứ thần được cử đến Trung Quốc lúc bấy giờ

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Những năm gần đây, Hạ Lộ đã lần lượt xuất bản hai tập thơ tiếng Trung, ngoài ra cô còn xuất bản nhiều bài thơ Việt Nam dịch sang Tiếng Trung trên các tạp chí thơ Trung Quốc như tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều, Hữu Thỉnh, Xuân Diệu và giới thiệu thơ ca của 11 nhà thơ đương đại Việt Nam đến độc giả Trung Quốc, bao gồm "Thề non nước" của Tản Đà, "Tiếng hát sông Hương" của Tố Hữu, "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư, "Nhớ rừng - Lời con hổ tại vườn bách thú" của Thế Lữ...... Đặc biệt, lấy cảm hứng từ bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ nhà thơ nổi tiếng Việt Nam Hồ Xuân Hương, cô đã sáng tác bài thơ "Bánh trôi nước" hiện đại bằng tiếng Trung Quốc.

Nói về việc chọn thơ ca đương đại và hiện đại Việt Nam như thế nào, Hạ Lộ cho biết:

"Thơ hiện đại và đương đại của Việt Nam ít được dịch và xuất bản ở Trung Quốc nên tôi đưa tất cả các bài thơ đã dịch và đã xuất bản vào cuốn "Tuyển tập thơ Việt Nam" này. Khi tuyển chọn, tôi cũng ưu tiên những bài thơ liên quan đến văn hóa Trung Quốc, chẳng hạn như bài "Rằm tháng Giêng" và “Thiên gia thi hữu cảm” của Bác Hồ , bài thơ “Hương sen”, “Xuân” của nhà thơ Chế Lan Viên. Những bài thơ này mang đậm dấu ấn văn hóa Trung Quốc và tôi hy vọng độc giả Trung Quốc sẽ cảm thấy thân thiết hơn khi đọc chúng."

Sau hơn bảy năm biên soạn và dịch thuật, trải qua vô số lần biên soạn và hiệu đính bản dịch, "Tuyển tập thơ Việt Nam" cuối cùng đã được xuất bản đúng thời hạn, khiến cô giáo Hạ Lộ rất vui mừng. Cô mong cuốn sách này sẽ đưa các nhà thơ xuất sắc từ xưa đến nay của Việt Nam được độc giả Trung Quốc được biết đến nhiều hơn, nghiên cứu thảo luận giao lưu và ảnh hưởng sâu rộng hơn nữa của văn hóa hai nước. Cô cũng hy vọng trong tương lai sẽ có cơ hội xuất bản một tập thơ Việt Nam hiện đại và đương đại để bạn đọc Trung Quốc hiểu biết về Việt Nam hiện đại và đương đại.

Biên tập viên:Hạ Vi

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn