Tiếng Việt Nam

Nhiều dự án hứa hẹn thúc đẩy hợp tác thương mại Việt - Trung

CMGPublished: 2024-05-27 10:27:51
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay. Tháng 12/2023, chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã xác lập dấu mốc lịch sử trong quan hệ hai nước, mở ra cơ hội và triển vọng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, đầu tư và thương mại trong bối cảnh mới.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), nhờ nỗ lực của cả hai phía, đặc biệt là quyết tâm chính trị của hai Đảng, hai Nhà nước mà quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng được củng cố và phát triển.

“Việc hiệp định RCEP đi vào thực thi đã tạo điều kiện tốt hơn nữa thúc đẩy thương mại giữa Trung Quốc với các nước thành viên ASEAN, nhất là với Việt Nam - là một nước láng giềng có vị trí địa lý gần gũi và cơ cấu xuất nhập khẩu mang tính bổ sung ngày càng cao. Trung Quốc và Việt Nam cũng cam kết thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện lên một tầm cao mới - đây chính là điều kiện thuận lợi cho gia tăng hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước,” Tiến sĩ Lê Xuân Sang đánh giá.

Với nhiều lợi thế trong hợp tác kinh tế thương mại như lợi thế cạnh tranh, sự gần gũi về mặt địa lý, tương đồng trong văn hoá, gu ẩm thực, nhu cầu tiêu dùng, nhiều năm qua, trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và bền vững. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là một trong các đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc với thế giới, đối tác lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Tiến sĩ Lê Xuân Sang, chuyên gia kinh tế, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Đánh giá về triển vọng tương lai, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Sang cho rằng có nhiều dự án hứa hẹn sẽ tạo ra các động lực lớn cho hợp tác thương mại song phương. Đáng chú ý trong số đó là các dự án kết nối đường sắt Việt Nam - Trung Quốc một cách toàn diện, hiệu quả.

Hiện nay, các tuyến tàu liên vận Việt Nam - Trung Quốc - châu Âu đã được đưa vào hoạt động và dần gia tăng tần suất. Theo học giả Việt Nam, các tuyến tàu liên vận kết nối Việt Nam với Trung Quốc, các nước Trung Á và châu Âu, hứa hẹn có hiệu quả rất cao trên phương diện tiết kiệm chi phí, đa dạng hóa và hạn chế rủi ro thương mại.

“Đánh giá chung thì đây là một kênh vận tải hàng hoá vừa giúp giảm chi phí đầu vào vừa giúp hàng hoá Việt Nam tiếp cận nhanh nhất với các thị trường Trung Quốc, Trung Á, châu Âu…Việt Nam có quan hệ tốt đẹp với các nước như Trung Quốc, Mông Cổ, Nga, Ba Lan… điều này giúp tránh các rủi ro liên quan đến địa kinh tế, địa chính trị, xung đột trên biển, dịch bệnh… - những yếu tố tác động mạnh đến thời gian vận chuyển cũng như giá thành năng lượng vận tải thời gian gần đây, ” ông Lê Xuân Sang chỉ ra.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn