Tiếng Việt Nam

Nhiều dự án hứa hẹn thúc đẩy hợp tác thương mại Việt - Trung

CMGPublished: 2024-05-27 10:27:51
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Cùng với đó, mới đây, Chính phủ Việt Nam đã công bố kế hoạch xây dựng hai tuyến đường sắt tốc độ cao kết nối vùng đồng bằng sông Hồng với Trung Quốc cụ thể là tuyến đường sắt Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến đường sắt Lạng Sơn - Hà Nội, ưu tiên chuẩn bị và khởi công trước năm 2030. Nếu việc đầu tư hệ thống đường sắt được hiện thực hóa, thương mại biên giới tại cửa khẩu hứa hẹn phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới đường sắt khép kín sẽ góp phần quan trọng trong gia tăng hiệu quả vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN. Quan trọng là việc kết nối đường sắt giữa hai nước cần đảm bảo hiệu quả, lợi ích lâu dài trên các phương diện bền vững về thương mại, nợ công và an ninh hai bên, vị chuyên gia lưu ý.

Trung Quốc và Việt Nam có chung đường biên giới trên bộ, trên biển và đường thủy. Chiều dài biên giới đường bộ gần 400 km, đi qua địa phận 7 tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Đặc điểm này mang lại cho hai nước lợi thế để phát triển kinh tế, nhất là kinh tế thương mại khu vực biên giới, cửa khẩu. Tuy nhiên, năng lực thông quan hiện nay của các cửa khẩu còn hạn chế, đặc biệt là các cửa khẩu phía Việt Nam, trong nhiều quy trình hiện đang áp dụng hình thức nhập dữ liệu thủ công truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thông quan hàng hoá. Trong bối cảnh đó, hai nước đã đề xuất hợp tác và hiện đang từng bước triển khai dự án hải quan thông minh, ứng dụng bằng công nghệ để tương thích hoá hệ thống và nâng cao năng lực, hiệu quả thông quan tại cửa khẩu.

Là người đã trực tiếp tham quan một cửa khẩu thông minh bên phía Trung Quốc, chuyên gia Lê Xuân Sang đánh giá rất cao hiệu quả tiềm năng của dự án mang lại, đặc biệt là thông quan từ xa thuận tiện hơn nhiều.

“Những chuyến xe chở nông sản từ khoảng cách xa hàng nghìn km, nếu đảm bảo khai báo hợp lệ và được chấp thuận thông quan từ xa thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, thủ tục, giảm độ bất định trong xuất khẩu hàng hoá, nhất là đối với hàng nông sản; qua đó, giảm thiểu thiệt hại cho các doanh nghiệp,” vị học giả chia sẻ.

Tiến sĩ Lê Xuân Sang cho rằng, để những dự án nói trên triển khai được hiệu quả thì hai bên vẫn cần thêm rất nhiều nỗ lực, đặc biệt là từ phía Việt Nam trên phương diện chuẩn bị nền tảng kỹ thuật, hạ tầng, vốn và nhân lực… Chính phủ hai nước cũng cần tăng cường hơn nữa trong trao đổi thông tin nhằm tăng tính minh bạch, liên tục nâng cao hiệu quả hợp tác, an toàn, vì an ninh kinh tế của hai nước.

Trung Quốc là một thị trường khổng lồ với hơn 1,4 tỷ người tiêu dùng và nhu cầu đa dạng. Hiện nay nhiều nước cũng tập trung khai thác thị trường tiềm năng này nên áp lực cạnh tranh tại đây ngày càng lớn. Do đó, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp phía Việt Nam cần quan tâm xây dựng uy tín thương hiệu, ưu tiên nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tỷ dân, cũng như triển khai đồng bộ các giải pháp để hàng hóa xuất khẩu thuận lợi, vị chuyên gia kiến nghị.

Phóng viên: Thanh Xuân

Biên tập viên:Mẫn Linh

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn