Tiếng Việt Nam

Học giả Việt Nam: Đổi mới khoa học công nghệ ở Trung Quốc sẽ tiếp tục có nhiều đột phá

CMGPublished: 2024-09-23 10:04:29
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Đổi mới là động lực hàng đầu dẫn dắt sự phát triển của một quốc gia, đặc biệt trong kỷ nguyên kinh tế tri thức. Trong quá trình cải cách mở cửa, Trung Quốc đã tích cực và chủ động trong việc học hỏi và thu hút công nghệ từ bên ngoài. Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới đang định hình lại cục diện cạnh tranh của thế giới. Những thay đổi sâu sắc của tình hình chính trị và kinh tế quốc tế, cũng như những yêu cầu chuyển đổi động lực tăng trưởng trong giai đoạn phát triển mới đòi hỏi Trung Quốc phải đẩy nhanh quá trình đổi mới, thực hiện tự lực tự cường về khoa học công nghệ.

Nghiên cứu về vấn đề này, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hà Phương, Viện Nghiên cứu Trung Quốc (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết, đổi mới về khoa học công nghệ là một trong bốn đổi mới lớn mà Trung Quốc đã đề ra, gồm đổi mới lý luận, đổi mới thể chế, đổi mới khoa học công nghệ và đổi mới văn hóa.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hà Phương, Viện Nghiên cứu Trung Quốc

Về tầm quan trọng của khoa học công nghệ và đổi mới khoa học công nghệ đối với Trung Quốc hiện nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh khoa học công nghệ là vũ khí lợi hại của đất nước. Người dân Trung Quốc muốn có cuộc sống tốt đẹp thì phải có khoa học công nghệ lớn mạnh. “Cốt lõi của hiện đại hóa kiểu Trung Quốc là ở hiện đại hóa khoa học và công nghệ”. Đổi mới khoa học công nghệ là động lực mới thúc đẩy nền kinh tế nâng cao về chất và tăng trưởng hợp lý về lượng, tạo ra lợi thế mới trong thời đại mới, giúp Trung Quốc nắm vững quyền tự chủ phát triển, thúc đẩy phát triển chất lượng cao, xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa, góp phần giải quyết những mâu thuẫn, vấn đề sâu xa của nền kinh tế. Hơn nữa, Trung Quốc coi việc tự chủ về khoa học công nghệ trình độ cao là sự hỗ trợ quan trọng để thực hiện phục hưng dân tộc, cho phép “đi tắt đón đầu” vươn lên vị trí cao hơn trong đổi mới sáng tạo.

“Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc rất chú trọng đổi mới khoa học công nghệ và đã đưa ra nhiều biện pháp chính sách cụ thể, thiết thực như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao địa vị chủ thể của doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo; tăng cường giáo dục và đào tạo nhân tài đổi mới khoa học công nghệ; tăng cường hợp tác khoa học công nghệ, tích cực hội nhập vào mạng lưới đổi mới toàn cầu,” học giả Việt Nam đánh giá.

Với những nỗ lực trên, đổi mới khoa học công nghệ của Trung Quốc đã đạt được những kết quả mới, hướng đến thực hiện mục tiêu tự lực tự cường về khoa học công nghệ trình độ cao. Các phương thức hỗ trợ đổi mới khoa học công nghệ đã đa dạng hơn, đảm bảo hiệu quả nhu cầu vốn cho nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu công nghệ cốt lõi. Chi tiêu cho R&D vượt 1.000 tỷ NDT vào năm 2012, vượt 2.000 tỷ NDT vào năm 2019; Năm 2022, bất chấp tác động của nhiều yếu tố bất ngờ, đầu tư R&D của Trung Quốc vẫn tăng trưởng tương đối nhanh. Năm 2023, làn sóng đổi mới khoa học công nghệ bùng nổ, chi tiêu cho R&D của Trung Quốc khoảng 3.330 tỷ NDT, đứng thứ hai thế giới, tỷ lệ chi tiêu R&D trên GDP của toàn xã hội đạt 2,64%, vượt mức trung bình của các nước OECD.

12全文 2 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn