Tiếng Việt Nam

Học giả Việt Nam: Đổi mới khoa học công nghệ ở Trung Quốc sẽ tiếp tục có nhiều đột phá

CMGPublished: 2024-09-23 10:04:29
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Hà Phương, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu khoa học công nghệ lớn trên nhiều lĩnh vực; vai trò dẫn dắt của đổi mới khoa học công nghệ được nâng cao hơn nữa. Ảnh hưởng quốc tế của kết quả nghiên cứu khoa học cũng như các trung tâm đổi mới khoa học công nghệ quốc tế ngày càng tăng.

“Trung Quốc dẫn đầu về công nghệ xe điện và một số loại thiết bị y tế, đường sắt cao tốc, phương tiện sử dụng năng lượng mới… Sản lượng ô tô năng lượng mới chiếm hơn 60% thị phần toàn cầu, đứng đầu thế giới trong 9 năm liên tiếp, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi xanh và ít carbon toàn cầu. Năm 2024, Trung Quốc thử nghiệm thành công taxi điện không người lái, có cơ hội trở thành thị trường xe tự lái lớn nhất thế giới,” nữ học giả đưa ví dụ.

Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành quả đổi mới trong các công nghệ cốt lõi, các lĩnh vực tiên tiến như AI và công nghệ lượng tử. Năm 2023, Trung Quốc có khoảng 15% doanh nghiệp áp dụng AI; năm 2024, trình làng chip AI 14nm để đào tạo AI với chi phí thấp. Công nghệ lượng tử đã được ứng dụng nhiều vào đời sống. Đến giữa năm 2021, Trung Quốc nắm giữ hơn 3.000 bằng sáng chế liên quan đến công nghệ lượng tử, gấp đôi so với Mỹ và gấp ba so với Nhật Bản. Năm 2023, máy tính lượng tử mới của Trung Quốc có thể xử lý các tác vụ liên quan đến AI nhanh hơn 180 triệu lần so với siêu máy tính mạnh nhất thế giới hiện nay. Về mạch tích hợp, các nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc như SMIC và YMTC đều đang nỗ lực xây dựng dây chuyền sản xuất “Non-A” (phi Mỹ) . Năm 2024, Trung Quốc phê duyệt quỹ đầu tư mới 40 tỉ USD cho lĩnh vực bán dẫn. Mẫu điện thoại thông minh Pura 70 của Huawei ra mắt vào cuối tháng 4/2024 sử dụng nhiều linh kiện do Trung Quốc sản xuất hơn…

“Có thể thấy, với môi trường chính sách thuận lợi và nguồn nhân tài hàng đầu thế giới, không gian thị trường rộng lớn, đầu tư R&D quy mô lớn, đổi mới khoa học công nghệ của Trung Quốc sẽ tiếp tục được thúc đẩy và có nhiều đột phá,” nữ học giả nhận định.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế mới, giai đoạn phát triển mới, công cuộc đổi mới khoa học công nghệ của Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức. Vấn đề an ninh, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy cùng sự cạnh tranh nước lớn… đang gây cản trở hoạt động trao đổi và hợp tác khoa học công nghệ quốc tế của Trung Quốc, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, thương mại, phát triển khoa học công nghệ của nước này.

“Môi trường đổi mới cần tiếp tục hoàn thiện để các công ty công nghệ có thể cạnh tranh công bằng. Vấn đề cạnh tranh và đầu tư trùng lặp giữa các địa phương đã xuất hiện khi chính quyền địa phương tăng cường đầu tư vào khoa học công nghệ. Ngoài ra còn các vấn đề như “bẫy công nghệ trung bình”, thiếu nhân lực chất lượng cao… là những thách thức thức mà Trung Quốc sẽ tiếp tục phải đối mặt trước khi đạt được mục tiêu xây dựng cường quốc khoa học công nghệ thế giới,” Thạc sĩ Nguyễn Thị Hà Phương nhận định

Biên tập viên:Hạ Vi

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn