Tiếng Việt Nam

Con đường đô thị hoá kiểu mới đặc sắc Trung Quốc

CMGPublished: 2024-11-20 10:37:50
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Xác định mục đích phát triển đô thị không phải để mở rộng thành phố mà là vì lợi ích của người dân, chiến lược đô thị hóa kiểu mới lấy con người làm trung tâm đã trở thành biện pháp cốt lõi trong phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc hiện tại và trong thời gian tới. Tổng Bí thư Tập Cận Bình trong báo cáo chính trị Đại hội XX một lần nữa nhấn mạnh cần “thúc đẩy đô thị hóa kiểu mới lấy con người làm trung tâm”. Nội dung này cũng đã được khẳng định trong hàng loạt quy hoạch quốc gia về đô thị hoá kiểu mới, tầm nhìn đến 2035. Lấy con người làm trung tâm và phát triển đô thị vì lợi ích của người dân vừa là giải pháp đột phá để giải quyết các vấn đề “bệnh đô thị”, vừa là hướng đi căn bản mà quá trình phát triển đô thị phải luôn tuân theo.

Theo nữ học giả Việt Nam, sự chuyển đổi của Trung Quốc từ đô thị hóa truyền thống sang đô thị hóa kiểu mới là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lịch sử kể từ sau cải cách và mở cửa, đồng thời cũng là sự thống nhất logic giữa lý thuyết và thực tiễn đổi mới.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nắm bắt quy luật phát triển đô thị của thế giới và Trung Quốc, kiên trì kết hợp các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tiễn cụ thể của Trung Quốc và với tinh hoa văn hóa truyền thống lâu đời của Trung Hoa, từ đó tiến hành đổi mới lý thuyết và chiến lược đô thị hóa kiểu mới,” Thạc sĩ Nguyễn Thanh Giang đánh giá.

Phương án mới này không chỉ phù hợp với quy luật phát triển đô thị toàn cầu mà còn phù hợp với quy luật phát triển đô thị của Trung Quốc, đáp ứng đúng tình hình và thực tiễn phát triển của Trung Quốc. Do đó, nó đã thay đổi hướng phát triển của đô thị hóa Trung Quốc, mở ra một giai đoạn chuyển đổi từ phát triển truyền thống sang phát triển chất lượng cao. Điều này không chỉ mở ra con đường đúng đắn cho việc xây dựng một quốc gia hiện đại hóa XHCN toàn diện tại Trung Quốc, mà còn cung cấp một phương án phát triển mới và trí tuệ Trung Quốc cho các quốc gia khác trên thế giới chưa hoàn thành quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa.

Nhà nghiên cứu chỉ ra, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về thể chế chính trị và phát triển kinh tế xã hội. Trung Quốc quá độ sang kinh tế thị trường cũng chỉ trước Việt Nam không lâu, vì vậy thực tiễn đô thị hóa Trung Quốc để lại cho Việt Nam rất nhiều bài học quý giá, có thể giúp Việt Nam tránh được những khúc đường quanh co, những “vết xe đổ” trong quá trình đô thị hóa.

“Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy thể chế và năng lực quản lý của chính quyền đô thị chính là nhân tố quyết định sự thành bại của chính sách phát triển đô thị bền vững. Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến kinh nghiệm này. Mặt khác, nước ta cũng nên tham khảo thể chế thành phố cấp phó tỉnh, thị xã cấp phó huyện để xử lý trường hợp khi đô thị lớn mạnh lên và chuyển sang cấp bậc cao hơn thì cũng không cần phải di chuyển tỉnh lỵ, huyện lỵ đi nơi khác rất phiền phức, tốn kém,” Thạc sĩ Nguyễn Thanh Giang kiến nghị./.

Phóng viên: Thanh Xuân

Biên tập viên:Mẫn Linh

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn