Học giả Việt Nam: Nền dân chủ nhân dân toàn quá trình đã đảm bảo cho nhân dân Trung Quốc thực sự làm chủ
Hai kỳ họp quan trọng trong đời sống chính trị Trung Quốc (Đại hội đại biểu nhân dân và Hội nghị Hiệp thương) đã hoàn thành các chương trình nghị sự và bế mạc tại Bắc Kinh. Cộng đồng quốc tế thường coi hai kỳ họp là cửa sổ tìm hiểu xu hướng chính trị, còn Trung Quốc cũng hoan nghênh thế giới tìm hiểu rõ hơn về hệ thống chính trị dân chủ của Trung Quốc thông qua hai kỳ họp, đặc biệt là nền dân chủ nhân dân toàn quá trình của Trung Quốc thông qua phương tiện truyền tải quan trọng là hai kỳ họp này, đã cho thế giới bên ngoài thấy sức hấp dẫn của nền dân chủ Trung Quốc. PGS. TS Lại Quốc Khánh, phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, chuyên gia nghiên cứu chính trị học Việt Nam nêu rõ, khái niệm quan trọng nền Dân chủ nhân dân toàn quá trình là sự kết tinh kinh nghiệm đổi mới lý luận, đổi mới thực tiễn và đổi mới thể chế dân chủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, với mục tiêu đoàn kết lãnh đạo nhân dân Trung Quốc theo đuổi dân chủ, phát triển dân chủ và thực hiện dân chủ đã thể hiện rõ qua hai kỳ họp quan trọng này.
PGS. TS Lại Quốc Khánh, phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, chuyên gia nghiên cứu chính trị học Việt Nam
Khi nhắc đến hai kỳ họp Trung Quốc năm nay, PGS. TS Lại Quốc Khánh có ấn tượng sâu sắc về kết quả bầu chọn lãnh đạo đất nước của Trung Quốc. Ông cho biết “có thể cảm nhận sâu sắc đây là ý nguyện chung của toàn Đảng, toàn quân và các tầng lớp xã hội trong cả nước cũng như người dân các dân tộc. Sự đồng thuận cao của các đại biểu, các ủy viên thể hiện sự thống nhất cao về ý chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc với ý chí của quốc gia và ý chí của nhân dân”.
Kỳ họp thứ nhất Nhân Đại Trung Quốc khóa XIV tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ nhất
PGS. TS Lại Quốc Khánh cho biết, một đặc điểm quan trọng của nền dân chủ nhân dân toàn quá trình là đảm bảo nhân dân Trung Quốc tự mình làm chủ, và đặc điểm đó chính biểu hiện ở tính đại diện rộng rãi của chế độ Nhân đại và Chính hiệp Trung Quốc. Ông nêu rõ, lấy hai kỳ họp năm nay làm ví dụ, trong số các đại biểu và ủy viên không những có công chức cơ quan Chính phủ, giám đốc doanh nghiệp, mà còn có người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội khác như giáo viên, công nhân, nông dân, v.v.. PGS. TS Lại Quốc Khánh cho biết: “Những đại biểu này đến từ nhiều đơn vị bầu cử, đảm bảo các vùng miền, các dân tộc, các ngành nghề, các đoàn thể xã hội đều có tính đại diện rộng rãi và rõ rệt; Tính đại diện rộng rãi đó đảm bảo các đề xuất do các đại biểu và ủy viên trình lên thực sự phản ánh được yêu cầu, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, và những yêu cầu đó được bày tỏ một cách thông suốt và thực hiện hiệu quả”.