Tiếng Việt Nam

Học giả Việt Nam: Nền dân chủ nhân dân toàn quá trình đã đảm bảo cho nhân dân Trung Quốc thực sự làm chủ

CMGPublished: 2023-03-21 08:00:05
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Hai kỳ họp quan trọng trong đời sống chính trị Trung Quốc đã hoàn thành các chương trình nghị sự và bế mạc tại Bắc Kinh

PGS. TS Lại Quốc Khánh nêu rõ, nền dân chủ nhân dân toàn quá trình đảm bảo nhân dân Trung Quốc thực sự làm chủ còn thể hiện việc các đại biểu, ủy viên tham gia thảo luận rộng rãi công việc quốc gia (tham chính nghị chính) tại hai kỳ họp. Các đại biểu đã thảo luận báo cáo công tác chính phủ, các nghị quyết về báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Nghị quyết về việc thực hiện kế hoạch kinh tế quốc dân và phát triển xã hội năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc dân năm 2023, nghị quyết về tình hình thực hiện ngân sách trung ương và địa phương năm 2022 cùng dự toán ngân sách trung ương và địa phương năm 2023 cùng một số văn kiện quan trọng khác. Hội nghị lần này còn xem xét dự thảo sửa đổi “Luật Lập pháp”, góp phần làm cho nền dân chủ nhân dân toàn quá trình được pháp luật hoá, quy phạm hoá, “để nhân dân tham gia toàn bộ quá trình công tác lập pháp của đất nước, và trong quá trình lập pháp có thể lắng nghe yêu cầu của đông đảo nhân dân, đồng thời có phản hồi kịp thời đến nhân dân”. PGS. TS Lại Quốc Khánh cho biết, “lắng nghe toàn diện tiếng nói nhân dân có thể phục vụ tốt hơn cho nhân dân, đây là biểu hiện quan trọng của nền dân chủ nhân dân toàn quá trình Trung Quốc mà tôi đã quan sát được trong hai kỳ họp”.

Ông Lại Quốc Khánh cho biết, giữa Việt Nam và Trung Quốc, có nhiều điểm tương đồng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đều kiên trì quan niệm cầm quyền lấy nhân dân làm trung tâm, vì nhân dân phục vụ. Trong hơn 35 năm Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có bước tiến quan trọng trong việc xây dựng nền dân chủ, lấy việc thúc đẩy xây dựng lý luận dân chủ, xây dựng chế độ dân chủ và đưa nhân dân tham gia thực tiễn dân chủ làm con đường, trong đó đi sâu làm rõ mối quan hệ quan trọng giữa dân chủ và tập trung, dân chủ và kỷ cương, dân chủ trong Đảng và dân chủ nhân dân, v.v.. Ông nói: “Do vậy, kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá trình hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ không chỉ là nền tảng đảm bảo sự phát triển vững chắc của mỗi nước, mà còn cung cấp tư duy mới cho việc xây dựng nền dân chủ của các nước khác, tức không phải sao chép mô hình của nước khác, mà luôn là sự tổng kết kinh nghiệm của bản thân, tìm ra biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện của nước mình, đóng góp vào kho tàng giá trị chung của nhân loại về dân chủ”.

Biên tập viên:Sảnh Hoa

首页上一页12 2

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn