“Hạt giống vàng” của “Bí thư cà phê”
Từ hạt cà phê ở trên cây, đến khi biến thành một ly cà phê thì phải trải qua quá trình lột xác như thế nào?
Một người bình thường, từ ngành xây dựng trở thành “Bí thư cà phê”, anh phải lựa chọn như thế nào?
Một ngôi làng nghèo làm thế nào mà trở thành "Làng cà phê số 1 Trung Quốc"?
Sau đây, mời các bạn theo dõi vở kịch “Hạt giống vàng” của “Bí thư cà phê” do Đài chúng tôi sản xuất.
Trước Tết Nguyên Đán 2012, khi màn đêm buông xuống, những ánh đèn màu lấp lánh tô điểm cho Bến Thượng Hải, cảnh đêm rực rỡ ấy khiến du khách thi nhau đến chụp ảnh lưu niệm. Trong không khí lễ hội tưng bừng và hân hoan ấy, có một gia đình đứng trước sự lựa chọn khó khăn…
Cảnh 1: Nhà Vương Gia Duy ở Thượng Hải
Vợ ông Vương Gia Duy “Cái gì? Cả nhà về Vân Nam? Thượng Hải còn nhiều dự án như vậy, bỏ hết hay sao?”
Vương Gia Duy:“Dự án của mình danh tiếng tốt như vậy sẽ có nhiều người tranh nhau đến nhận.”
Vợ “Anh này, lương tại Thượng Hải mấy chục nghìn một tháng, anh không làm lại nhận một đống hỗn độn không ai dám làm, anh có làm sao không đấy?”
Vương Gia Duy “Em à, đừng nghĩ thế, em coi như cùng anh về để nở mày nở mặt, cái này gọi là áo ấm về làng, về làm cán bộ, em xem có phải là oách không!
Vợ: Oách cái gì chứ, anh có biết về quê là khổ lắm không, cán bộ ở đó chả ai muốn làm.
Vương Gia Duy:
“
Chúng ta nửa đời người làm công trình rồi, mọi chuyện về công trình có cái gì mà không biết đâu, về quê làm mới có thử thách. Mọi người chả đều nói “Người có nghề đi đâu chả sống được”, Anh muốn thử sức mình một chút.”
Vợ: Thử, thử đi, anh cứ thử đi, rồi cả nhà hít không khí mà sống theo anh.
Ở quê khổ như thế nào, Vương Gia Duy làm sao không biết chứ, nhìn du thuyền đi lại như mắc cửi trên sông Hoàng Phố, nghĩ đến vùng núi bao đời trồng cà phê ở Vân Nam, cuộc nói chuyện giữa anh và thị trưởng Bảo Sơn, tỉnh Vân Nam lại hiện lên trong đầu.
Cảnh 2: Trong phòng khách