“Hạt giống vàng” của “Bí thư cà phê”
Thị trưởng thành phố Bảo Sơn: "Anh Duy, Tân Trại của anh thực đau đầu nên tôi phải cố ý đến Thượng Hải để tìm anh."
Vương Gia Duy:“Thị trưởng, tôi cũng nghe nói, hạn hán rất nghiêm trọng, cà phê mất mùa, dân làng đang tuyệt vọng.”
Thị trưởng: "Hai năm nay anh cũng đóng góp tiền cứu trợ thiên tai..."
Vương Gia Duy:“Cũng chỉ là như muối bỏ biển, không đáng được nhắc đến.”
Thị trưởng:“Để tôi báo anh một tin vui, Đảng ủy và chính quyền các cấp đã hỗ trợ hơn 10 triệu nhân dân tệ quỹ tái thiết cho Tân Trại.”
Vương Gia Duy: “Quá tuyệt!”
Thị trưởng: “Nhưng chuyện này cũng có chỗ phiền toái! Nhiều đất của dân nằm trong khu vực quy hoạch, thuyết phục dân cũng không dễ, thay mấy bí thư rồi đều không xong, cứ như thế này thì có khi lại phải trả lại quỹ cho phía trên”
Vương Gia Duy: “Không được đâu thị trưởng, nếu bỏ lỡ cơ hội này, Tân Trại sẽ mất hết hy vọng.”
Thị trưởng:“Cho nên mọi người mới đề cử anh với tôi, anh làm quản lý công trình nhiều năm ở Thượng Hải, có năng lực lại có tình cảm với quê hương. Anh có muốn quay lại làm bí thư chi bộ, tái thiết Tân Trại không?”
Vương Gia Duy:“Cái này……”
Thị trưởng:“Cái này đúng là thật khó. Anh cứ suy nghĩ , tôi đợi câu trả lời của anh.”
Vài ngày sau, Thị trưởng nhận được tin vui, Vương Gia Duy cuối cùng cũng đã thuyết phục được vợ, nhưng anh nửa đời làm xây dựng, không hiểu về cà phê chứ đừng nói đến kinh tế tập thể. Khi mới về quê, anh thường bị dân làng nghi ngờ. Người gây ra cho anh nhiều rắc rối nhất chính là Vương Ba, cháu họ xa của anh. Vương Ba là tay trồng cà phê cự phách trong làng, mọi người đều khâm phục anh ta, nhưng năm ngoái Vương Ba cũng là người chịu thiệt hại nhiều nhất.
Cảnh 3: Trong nhà Vương Ba
Vương Ba: "Này! Mọi người nghe nói gì chưa? Có một ông vừa từ Thượng Hải về, nghe nói sẽ làm bí thư chi bộ thôn mới."
Dân làng A: "Không phải chứ. Ông này mười mấy tuổi đã đi Thượng Hải làm công trình, chưa từng làm ở làng một ngày."
Vương Ba: "Vậy thì chắc ông ấy không làm được rồi. Trồng cà phê và làm công trình là hai việc hoàn toàn khác nhau. Về trồng cà phê à? Đừng có nói với tôi là về để làm quan cho sướng đấy nhé.
Dân làng: Ha ha ha.
Dân làng B: "Nói đến chuyện trồng cà phê thì tôi phục nhà Vương Ba!"
Vương Ba: “Nhà tôi ba đời trồng cà phê, có sóng gió nào mà chưa trải chứ, nắng hạn thế này, đừng nói là ông Duy vốn dân công trình, có mà ông giời cũng không thể cứu được..."
Cảnh 4: Vùng đất cà phê
Dân làng A: "Ôi, anh Duy, sao lại đến thăm vườn cà phê của chúng tôi thế?"
Vương Gia Duy: "Nào, làm điếu thuốc đã. Lần trước cà phê hạt nhỏ của chúng ta nắng quá mà chết."
Dân làng A: "Không phải chỉ nắng quá, anh nhìn cây này, cây này xem..."
Vương Gia Duy: "Chà, cũng nghiêm trọng đấy. Bị sâu đục thân rồi phải không?"
Dân làng A: "Đúng thế!"
Vương Ba:“Chú, chú đã là người Thượng Hải, còn về đây làm gì? Mọi người nói, người Thượng Hải sành uống cà phê nhất, ở trong nhà uống cà phê có phải thích hơn không, ra vườn làm gì kéo lại bị phơi nắng cháy đen như cà phê.
Hơn 3.000 mẫu cà phê chết khô dưới cái nóng khô rát khiến Vương Gia Duy rất đau lòng. Điều khiến anh lo lắng hơn nữa là khoản 10 triệu tiền tái thiết vẫn chưa được sắp xếp thỏa đáng. Anh quyết tâm bắt đầu từ con số 0. Trước hết để hiểu thêm về cây cà phê, ngày nào anh cũng đầm đìa mồ hôi ra vườn cùng bà con trồng cà phê, cùng họ làm rất nhiều việc, nhưng cũng tranh cãi rất nhiều. Cuối cùng, Vương Gia Duy cũng tìm ra vấn đề, biết cách thuyết phục dân làng đồng ý tập trung đất đai để quản lý và trồng trọt.
Cảnh 5: Trong sân Ủy ban thôn