Mối lương duyên Quế Lâm- Mối tình nồng thắm Việt – Trung
"Đây là ngôi trường từng hội tụ đông đảo giới tinh anh chính trị Việt Nam. Từ những năm 1950 đến những năm 1970, do lúc đó nhân dân Việt Nam đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ gian khổ, một số trường đã chuyển đến khu Dục Tài tại Đại học Sư phạm Quảng Tây. Từ năm 1951 đến năm 1975, hơn 14.000 học sinh Việt Nam đã hoàn thành học tập tại Quế Lâm rồi trở về Tổ quốc.” Theo thống kê chưa đầy đủ, trường đã đào tạo 4 nguyên phó Thủ tướng Việt Nam gồm Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Mạnh Cần, Nguyễn Công Tạn và Vũ Khoan, hơn 40 quan chức cấp tỉnh và cấp bộ, hơn 30 tướng lĩnh.
Năm 2010, Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây đã thành lập Nhà kỷ niệm Trường học Việt Nam trên nền ngôi trường cũ của trường Dục Tài ở Quế Lâm, những bức ảnh ố vàng và những bằng khen trong nhà kỷ niệm đã lặng lẽ kể về cuộc sống, học tập của học sinh Việt Nam hơn nửa thế kỷ trước tại đây. Trong buổi tham quan, mọi người đều chăm chú xem từng bức ảnh quý giá, lắng nghe từng câu chuyện đằng sau bức ảnh. Mọi người càng phấn khởi hơn khi nhìn thấy những khung cảnh và nhân vật quen thuộc trong ảnh, họ cũng rất vui khi thấy Nhà kỷ niệm các Trường học Việt Nam đã trở thành mặt bằng tốt để người dân Trung Quốc và Việt Nam ghi nhớ lịch sử, kế thừa tình hữu nghị.
Ông Trần Kiến Quốc, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Hữu nghị Việt - Trung TP.HCM bày tỏ tâm trạng phấn khởi khi được trở lại trường cũ sau nhiều năm xa cách. Ông cho biết, Quế Lâm chính là "quê hương thứ hai" mà mọi người mơ ước, là nơi gắn liền với tuổi thanh xuân quý giá của họ. Ông nói:
"Đáng ra tuổi thơ nên được sống với gia đình, sống với cha mẹ, thì chúng tôi phải sống xa gia đình, xa cha mẹ. Thời gian đó cho dù ở trong nước rất khó khăn, các bạn Trung Quốc cũng còn rất khó khăn, nhưng đã giành nhiều ưu ái cho chúng tôi, người Việt Nam có câu là uống nước nhớ nguồn, thì những người đã cưu mạng mình, đã yêu thương mình thì không bao giờ được quên. Chúng ta phải làm sao cho mọi người hiểu rằng, sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc, nhân dân Quế Lâm đối với chúng tôi không bao giờ được quên.”
Ông Trần Kiến Quốc và các thành viên trong đoàn đã hát ba bài hát mà họ thường hát khi học tập tại Trung Quốc, xúc động khi gặp lại những người bạn cũ, nhớ lại quãng đời khi đi học tại nước bạn đã được gửi gắm trong bài hát, một câu chuyện khiến ông không bao giờ quên lại hiện ra. Ông Trần Kiến Quốc nói: