Tiếng Việt Nam

Mối lương duyên Quế Lâm- Mối tình nồng thắm Việt – Trung

CRIPublished: 2023-08-15 11:20:42
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

“Ngày chúng tôi mới đến, được sống ở trường Nhất Trung Quế Lâm, sau mỗi bữa ăn, chúng tôi ăn cơm xong rồi thì đi rửa bát, khi đó ít cơm còn dính trong bát, chảy lên máng rửa bát, rồi chúng tôi thấy những em bé Quế Lâm nhặt những hạt cơm đó ăn, xúc động vô cùng, biết bạn còn khó mà bạn vẫn thương mình, ký ước này đã in vào trong tâm trí của chúng tôi. "

Nhìn những tấm ảnh cũ ố vàng và những bằng khen trong Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam... Nhớ lại cảnh sinh sống và học tập tại đây hơn nửa thế kỷ trước, Đại tá Trương Đông Nhân, nguyên Phó Tổng Giám đốc Liên minh doanh nghiệp BASON Việt Nam hào hứng cho biết:

" Chúng tôi rời Việt Nam sang Quế Lâm Mùa xuân năm 1967, với cá nhân tôi thì đây là lần đầu tiên sang nước ngoài trong khi ở Việt Nam bom đạn là thế, rất khó khăn, rất vất vả. Đối với chúng tôi, Quế Lâm là thành phố tuổi thơ, dù thời gian chỉ có 20 tháng, nhưng chúng tôi đã có rất nhiều kỷ niệm với thành phố Quế Lâm. Hiện chúng tôi đã trên 70 cả rồi, nhưng khi về đây thì luôn cảm thấy mình như trở lại thời niên thiếu, tôi rất cảm động khi được thăm nhà lưu niệm, cũng như hôm nay cô Phó Hiệu trưởng đã nói, rất nhiều học sinh các trường Việt Nam không phải chỉ đi Trung Quốc mà còn đi rất nhiều nước, nhưng chưa có một nhà trường nào có nhà lưu niệm như thế này. Điều này khiến chúng tôi có ấn tương vô cùng sâu sắc. Tôi sẽ trở lại đây chừng nào tôi còn sống và còn sức.”

“Ai cũng có một tuổi thơ, tuổi thơ gắn liền với từng người một, tuổi thơ của chúng tôi chính gắn liền với thành phố này, vì ở đất nước Việt Nam lúc ấy đang chiến tranh nước sôi lửa bỏng, nên tình cảm của chúng tôi với nơi này có một không hai. Sau này tôi là nghệ sĩ, tôi đi biểu diễn ở rất nhiều nước trên thế giới, có thể nói là một đất nước rất thân với Việt Nam như là Nga, nhưng vẫn không thể có tình cảm sâu đậm như với Quế Lâm bởi tôi đã học ở đây từ khi còn nhỏ, sau này lớn lên mới sang Nga học. Chính vì thế tôi có tình cảm vô cùng sâu đậm với Quế Lâm”

Đại tá Dương Minh Đức sau này đã đào tạo rất nhiều học sinh xuất sắc cho Việt Nam, mấy năm trước ông đã đưa học trò yêu quý của mình là Đỗ Thị Thanh Hoa đến đây, để học sinh của mình đi thăm những nơi thầy sinh sống, cảm nhận tình cảm của thầy đối với Trung Quốc. Đại tá Dương Minh Đức nói:

"Sau khi đưa Hoa đến Trung Quốc, tôi đổi tên cho em một cái tên giống Trung Quốc hơn là Đỗ Tố Hoa. Đến Trung Quốc học tập rất hợp với Hoa. Tố Hoa học ở đây, phát triển rất nhanh, sau khi tốt nghiệp, em đến Bắc Kinh tiếp tục học chuyên sâu, trong thời gian học em cũng nhận được lời mời của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thường xuyên biểu diễn cho lãnh đạo cấp cao hai nước, tham gia các chương trình truyền hình nổi tiếng của CCTV. Em gần như là một đại sứ văn hóa của hai nước và là nhân chứng cho tình hữu nghị Việt-Trung. Tôi biết hát các bài hát Trung Quốc cũng là người chứng kiến tình hữu nghị Việt Trung, có thể nói, quãng thời gian học tập tại Trung Quốc chính là sự kế thừa tình thầy trò trong những năm tháng khác nhau”

Lịch sử trường Dục Tài Quế Lâm tuy đã cách xa, nhưng những thanh niên Việt Nam như Thanh Hoa đã theo dấu chân của lớp người đi trước đến Quế Lâm, đến Trung Quốc du lịch, học tập và sinh hoạt, nối tiếp tình hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc. Như ông Nguyễn Thiện Nhân, cựu Phó Thủ tướng Việt Nam trong niềm tự hào và xúc động đã viết tặng Nhà kỷ niệm các Trường học Việt Nam tại TP. Quế Lâm: “Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng ngàn năm, là đồng chí trăm năm. Việt Nam và Trung Quốc chung một mặt trời, chung một mặt trăng, chung một dòng sông, chung một đại dương. Láng giềng hữu nghị, ngàn năm hạnh phúc ."

Biên tập viên:Dung Dung

首页上一页123 3

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn