Sau thời đại dịch COVID-19, hiệu sách chuyển đổi như thế nào để phá vỡ bế tắc
Mới đây, cửa hàng Đôn Nam của Hiệu sách Thành Phẩm đi cùng người dân Đài Bắc 31 năm đã chính thức đóng cửa do hết hạn thuê cửa hàng, cùng ngày, có hàng chục nghìn độc giả đi vào để tạm biệt với hiệu sách thắp sáng 2giờ này, mấy tháng đầu năm 2020, hiệu sách buộc phải đóng cửa không phải ngoại lệ.
“Huy động vốn để tiếp tục phát triển”, “tiêu thụ sách qua chuyển phát nhanh”, “hỗ trợ phục hồi hiệu sách”, tình hình dịch bệnh lần này khiến một số hiệu sách chưa đủ lớn mạnh chống lại rủi ro đã rơi vào khủng hoảng kinh doanh. Sau khi tình hình dịch bệnh trong nước Trung Quốc bước vào phòng chống bình thường hóa, hiệu sách nên chuyển đổi như thế nào để phá vỡ bế tắc?
Hiệu sách vừa phải “đẹp mắt”, vừa phải có “tâm hồn”
Rất nhiều hiệu sách nổi tiếng trên mạng với trang trí nội thất tốt, có thể nói “rất đẹp mắt”, thu hút giới trẻ đến thăm và chụp ảnh. Trong khi đó, một số hiệu sách chỉ đẹp mắt về “bề ngoài”, “chất lượng sách không cao”, “tỷ lệ sách trưng bày rất ít”, “sách bán nguyên giá và không giảm giá”, những hiệu sách nổi tiếng trên mạng này, khó có thể khiến độc giả có ý muốn mua sách.
Điều thực sự khiến người tiêu dùng bỏ tiền là nội hàm của hiệu sách, cũng là giá trị cung cấp cho người tiêu dùng. Về giá trị này, ông Trình Tam Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xuất bản Bách Đạo Tân từng giải thích tại Hội nghị Hiệu sách Trung Quốc 2019 cho biết: Hiệu sách nên tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng, tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng, để người tiêu dùng cảm thấy vui vẻ. Tóm lại, có ý nghĩa đối với người tiêu dùng, và khiến họ sẵn sàng bỏ tiền.
Giáo sư Vương Quốc Vĩ của Khoa Quản lý ngành Văn hóa Học viện Nhân văn Đại học Đồng Tế cho biết, hiện nay, rất nhiều hiệu sách đều theo đuổi cảnh quan nội thất sang trọng, cảnh quan này thật sự khiến mọi người cảm thấy mới mẻ, nhưng chỉ có cảnh quan thì khó có thể tiếp tục kinh doanh, sở thích thẩm mỹ của mọi người không ngừng thay đổi, sức cạnh tranh nội tại đích thực là tính chủ thể của hiệu sách, nhìn nhận chuyên môn đối với bản thân mình cũng như năng lực tạo nên giá trị bằng tri thức chuyên môn, đó mới là những thứ hạt nhân nhất mà sản phẩm, dịch vụ của hiệu sách có thể dựa vào, cũng là sự tồn tại vượt chủ nghĩa hình thức.
“Những năm qua, dưới sự hỗ trợ của Chính phủ, tài trợ thương mại, hiệu sách đã thực hiện phát triển lớn, nhưng hiện tượng tương đồng nghiêm trọng, không gian, vị trí của các hiệu sách giống nhau, cá tính không nổi bật”. Giáo sư Vương Quốc Vĩ cho biết, ngoài thị trường điều phối ra, các ban ngành chủ quản có thể khuyến khích cạnh tranh bất đồng, để xuất hiện càng nhiều hiệu sách cá tính như hiệu sách âm nhạc, hiệu sách cổ điển, hiệu sách nghệ thuật v.v.
Phá vỡ giới hạn kinh doanh vốn có
Dịch bệnh lần này đã mang lại một “môn học lựa chọn” trên mạng cho các hiệu sách, cũng là “môn học bắt buộc” của các hiệu sách trong khi tìm kiếm phát triển kinh doanh lâu dài.