Tiếng Việt Nam

Sau thời đại dịch COVID-19, hiệu sách chuyển đổi như thế nào để phá vỡ bế tắc

criPublished: 2021-06-04 16:00:02
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Giáo sư Trương Tường, Học viện Quảng cáo Đại học Truyền thông Trung Quốc cho biết, ưu thế của hiệu sách là cảm giác thể nghiệm thực tế, thể nghiệm này đóng vai trò đi vào lòng người, nhưng “giữ vững” hiệu sách thực không phải lối thoát, dưới sự thúc đẩy của công nghệ, hiệu sách thực và hiệu sách trên mạng đang từng bước hòa nhập.

Giáo sư Trương Tường cho biết: “Sau này, hiệu sách thực thể có nhiều khả năng sẽ trở thành điểm thể nghiệm. Giới hạn giữa hiệu sách thực thể và hiệu sách trên mạng đang phai mờ, mọi người đều có thể bán sách trên mặt bằng, điều này quyết định bởi ai sẽ bạn chạy hơn.”

Điều then chốt trong đó là cung cấp một lý do để mọi người đi vào hiệu sách, lý do ngoài mua sách. Định hướng tốt nhất đương nhiên là kinh tế thể nghiệm, thu hút khách hàng dựa vào cảnh dựng, qua đó thúc đẩy tiêu dùng văn hóa. Ngoài tiêu thụ sách, hiệu sách còn là một không gian văn hóa công chúng, thông qua tổ chức các hoạt động văn hóa, cung cấp sản phẩm tiêu dùng văn hóa giải trí, giá trị nội tại của hiệu sách mới có thể phát huy đầy đủ. Ví dụ, thông qua tổ chức hoạt động cha mẹ đọc sách cùng con trẻ, tác giả ký tên bán sách, ngày hội đọc sách v.v, ở đây, mọi người có được cảm giác tập thể và được chấp nhận, cũng có được cảm giác trốn tránh và thoải mái từ đô thị nhịp bước nhanh chóng, có nguồn khách, việc kiếm tiền đương nhiên sẽ không khó. Không phải kiếm tiền từ bán sách, mà là kiếm tiền từ tiêu thụ cà phê, cơm hộp và các sản phẩm văn hóa.

Sau khi bùng phát dịch bệnh, các hiệu sách đồng loạt triển khai tự cứu trên mạng, Hiệu sách Độc giả đưa ra hoạt động mua sách và sản phẩm văn hóa với giá cực rẻ, Không gian Đơn Hướng mỗi tuần đưa ra 3-4 lần trực tiếp bán hàng trên mạng, và chương trình hóa việc trực tiếp bán hàng trên mạng. Ông Vũ Diên Bình, người cộng tác quản lý Không gian Đơn Hướng cho biết, xét về số lượt xem và doanh thu, nghiệp vụ trên mạng hiện nay đang trong giai đoạn tăng lên.

Khác với các hiệu sách “có hiệu sách thực thể trước, phát triển dịch vụ trên mạng sau”,Phàn Đăng đọc sách tích lũy trước nhiều fan trên mạng, sau đó đưa ra Hiệu sách Phàn Đăng theo khái niệm “bán lẻ mới”, “tổng hợp nhiều ngành nghề”.

Ông Ngô Ninh, người thành lập Hiệu sách Phàn Đăng cho biết, hiệu sách áp dụng mô hình “học trên mạng+học và sử dụng trong cảnh dựng thực tế”, dốc sức cung cấp càng nhiều nội dung chất lượng cao cho khách hàng. Hiện nay, các hiệu sách trên mạng như trang web dangdang, Thập Điểm đọc sách và nhà thương mại cung cấp dịch vụ kiến thức cũng mở rộng dịch vụ sang hiệu sách thực, có thể sẽ mang lại càng nhiều đổi thay cho ngành hiệu sách thực.

“Kinh doanh sách là ngành nghề có lãi ít, mặc dù sách tiêu thụ khá như thế nào, không gian lãi vẫn nhỏ, triển khai kinh doanh tổng hợp có thể mang lại càng nhiều nguồn thu cho các hiệu sách thực thể”. Ông Vương Quốc Vĩ cho biết, hiệu sách thực thể không những nên mở rộng phát triển trên mạng, mà còn có thể mở rộng thêm về phạm vi kinh doanh. Hiệu sách Thành Phẩm từng đưa ra hoạt động “mua sách tặng rau”, Không gian Đơn Hướng đưa ra lịch để bàn thương hiệu một chiều, Hiệu sách Phàn Đăng tổng hợp nhiều không gian văn hóa, khái niệm kinh doanh tổng hợp đang được tích cực thực tiễn.

首页上一页123全文 3 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn