Tiếng Việt Nam

Thúc đẩy mô hình chăn nuôi chất lượng cao tại Việt Nam

CMGPublished: 2024-11-18 11:21:35
Share
Share this with Close
Messenger Pinterest LinkedIn

Không chỉ tự xây dựng và quản lý hệ thống chăn nuôi khép kín trong các trại tập trung (chiếm 80% tổng đàn lợn), New Hope Bình Phước còn tiến hành chuyển giao công nghệ cho người chăn nuôi thông qua hình thức “trại gia công”, khuyến khích, hỗ trợ nông dân để họ tự chủ trong hoạt động chăn nuôi. Theo mô hình này, New Hope sẽ cung cấp toàn bộ con giống, thức ăn, kỹ thuật, thuốc thú y; hộ nông dân đầu tư chuồng trại và bỏ công chăm sóc.

Ông Phạm Minh Kỳ, 52 tuổi, là một nông dân với nhiều năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn tại huyện Đồng Phú. Từ năm 2020, cuộc sống của ông như bước sang trang khác khi ông bắt đầu chuyển từ tự chăn nuôi nhỏ lẻ sang hợp tác với New Hope Bình Phước theo mô hình trại gia công, quy mô 5,000 con lợn.

“Khi lợn con được 23-25 ngày tuổi, công ty sẽ chuyển tới để gia đình nuôi cho tới khi xuất chuồng, tức là vào khoảng 175-180 ngày tuổi, khi lợn đạt trọng lượng trung bình 118 - 120kg/con,” ông Phạm Minh Kỳ chia sẻ.

Ảnh: Lợn con trước khi chuyển tới trại gia công

Trung bình với một đầu lợn xuất chuồng thành công, trừ các chi phí, ông Phạm Minh Kỳ được lãi 500,000 - 600,000 VND. Theo ông, mô hình này đã giúp chia sẻ rủi ro giữa công ty và hộ gia đình, giảm bớt gánh nặng cho người nông dân, giúp gia đình ông có thu nhập tốt hơn.

“Khi mà mình chưa hợp tác với công ty, nguy cơ xảy ra dịch bệnh, giá cả thấp, rủi ro thất bại trong chăn nuôi của gia đình rất cao, vượt quá sức chịu đựng của người nông dân, có thể là mất hết cả nhà. Vay vốn ngân hàng, đóng lãi xong thì nuôi được 1-2 lứa, kể cả 4-5 lứa nếu xảy ra dịch bệnh một lứa cũng mất hết luôn, có khi mất cả vốn, thậm chí mang nợ ngân hàng không trả nổi,” người nông dân bày tỏ.

Từ khi hợp tác với công ty vào năm 2020 đến nay, trang trại gia công của ông Phạm Minh Kỳ chưa từng xảy ra đợt dịch bệnh nào nghiêm trọng. Đây là nhờ công ty thường xuyên đến kiểm tra điều kiện của trại, đội ngũ nhân viên kỹ thuật của công ty ở trong trại trực tiếp giám sát quy trình, kết hợp với giám sát từ xa thông qua hệ thống camera.

“Với mô hình hợp tác gia công, công ty có quan tâm tới an toàn sinh học cao. Công ty có những chiến lược kinh doanh như tự sản xuất con giống, tự sản xuất cám, giá thành sẽ tốt hơn gia đình tự làm. Mà công ty quản lý tốt thì sẽ hiệu quả ở góc độ trọng lượng con lợn nuôi được và thất thoát tài sản thấp,” người nông dân nói.

Với nhiều năm kinh nghiệm chăn nuôi, ông Phạm Minh Kỳ đánh giá sản phẩm thịt lợn của New Hope có chất lượng tốt, mùi vị thơm ngon, ưu thế hơn so với các hãng khác. Theo ông, yếu tố quan trọng giúp thịt có chất lượng như vậy là nhờ nguồn thức ăn tốt do công ty tự sản xuất. Phong cách làm việc sòng phẳng, thanh toán đúng hạn của công ty cũng khiến người nông dân rất yên tâm. Ông Phạm Minh Kỳ không mong muốn gì hơn việc tiếp tục đảm bảo an toàn dịch bệnh, hợp tác lâu dài cùng công ty.

Các trại gia công hiện là nơi chăm sóc 20% tổng đàn lợn của New Hope Bình Phước. Đại diện Trương Hướng Quân cho hay, công ty sẽ tiếp tục mở rộng hình thức hợp tác này, khẳng định cam kết của mình trong gắn bó lâu dài cùng phát triển bền vững với địa phương. Mô hình này vừa giúp tăng quy mô đàn lợn, vừa chia nhỏ rủi ro cho các bên. Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh ở một vài hộ, những hộ khác vẫn sẽ được an toàn do phân bố độc lập, thiệt hại nhờ đó mà được hạn chế hơn so với trại tập trung.

Các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, tiêu chuẩn vệ sinh phòng dịch thấp, ít quan tâm tác động môi trường… từ lâu được cho là những hạn chế mang tính đặc trưng của ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam. Việc New Hope giới thiệu kỹ thuật chăn nuôi theo chuẩn quốc tế đồng thời chuyển giao tới nông dân địa phương đã và đang thúc đẩy sự thay đổi về mô hình và cải tiến công nghệ chăn nuôi trên diện rộng.

Ảnh: Nhân viên dọn vệ sinh chuồng trại

Đồng thời, với nhiều hoạt động sản xuất quy mô lớn như nhà máy cám, trại con giống, trại thịt, trại gia công… , công ty đang tạo ra số lượng lớn việc làm ổn định cho lao động trong khu vực.

Anh Lâm Đál Đa, 32 tuổi, là một trong hơn 600 lao động đang làm việc tại New Hope Bình Phước. Anh Đa là trại trưởng trại con giống Tân Hưng - một trong những trại tập trung của New Hope với quy mô 13,500 con lợn nái. Công việc của anh Đa là ngày ngày lên kế hoạch sản xuất, quản lý và điều phối trên 200 nhân viên, tổ chức phối giống, đỡ đẻ cho lợn mẹ, chăm sóc lợn sơ sinh cho đến khi cai sữa…

Chàng trai người dân tộc Khmer (một dân tộc thiểu số ở Việt Nam) cho biết, bản thân từng trải qua rất nhiều khó khăn mới có được vị trí như bây giờ. Sinh ra ở Sóc Trăng, Đa từng phải vừa đi học vừa đi làm để trang trải cuộc sống, nhưng tốt nghiệp xong cũng không tìm được việc gần nhà.

Ảnh: Lâm Đál Đa trao đổi với đồng nghiệp về nguyên liệu thức ăn

首页上一页123全文 3 下一页

Share this story on

Messenger Pinterest LinkedIn